Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có những kiểu hội viên nào? Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có những nhiệm vụ nào?
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có những kiểu hội viên nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phê duyệt kèm theo Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về Hội viên của Hội như sau:
Hội viên của Hội
Hội viên của Hội gồm có hội viên cá nhân và hội viên tổ chức (sau đây gọi tắt là hội viên):
1. Hội viên tổ chức gồm: Các cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp, các hội thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, làm đơn xin gia nhập Hội, sau khi được Ban thường vụ Hội đồng ý sẽ được gia nhập Hội và trở thành hội viên tổ chức của hội.
2. Hội viên cá nhân gồm: Các công dân Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, làm đơn xin gia nhập Hội, sau khi được Ban thường vụ Hội đồng ý sẽ được gia nhập Hội và trở thành hội viên của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có hội viên cá nhân và hội viên tổ chức.
- Hội viên tổ chức gồm: Các cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp, các hội thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, làm đơn xin gia nhập Hội, sau khi được Ban thường vụ Hội đồng ý sẽ được gia nhập Hội và trở thành hội viên tổ chức của hội.
- Hội viên cá nhân gồm: Các công dân Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, làm đơn xin gia nhập Hội, sau khi được Ban thường vụ Hội đồng ý sẽ được gia nhập Hội và trở thành hội viên của Hội.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phê duyệt kèm theo Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về nhiệm vụ của hội viên như sau:
Nhiệm vụ của hội viên
Hội viên cá nhân và hội viên tổ chức có chức năng, quyền hạn như sau:
1. Chấp hành Điều lệ và thực hiện các nghị quyết của Hội tích cực tham gia các hoạt động của Hội nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Trung.
2. Tuyên truyền rộng rãi mục đích và Điều lệ của Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút các hội viên mới và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội.
3. Giới thiệu và góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thể thao, du lịch, y tế, bảo vệ môi trường... giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc.
4. Đóng hội phí theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có những nhiệm vụ như sau:
- Chấp hành Điều lệ và thực hiện các nghị quyết của Hội tích cực tham gia các hoạt động của Hội nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Trung.
- Tuyên truyền rộng rãi mục đích và Điều lệ của Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút các hội viên mới và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội.
- Giới thiệu và góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thể thao, du lịch, y tế, bảo vệ môi trường... giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc.
- Đóng hội phí theo quy định.
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có các quyền nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phê duyệt kèm theo Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về quyền hạn của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Tham gia ứng cử, đề cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội, thảo luận góp ý kiến và biểu quyết các vấn đề trong các hội nghị và công tác của Hội.
2. Được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được xin ra khỏi Hội.
4. Được tham gia vào các hội khác.
Như vậy, hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có các quyền sau:
- Tham gia ứng cử, đề cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội, thảo luận góp ý kiến và biểu quyết các vấn đề trong các hội nghị và công tác của Hội.
- Được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
- Được xin ra khỏi Hội.
- Được tham gia vào các hội khác.
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc bị xóa tên ra khỏi Hội khi nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phê duyệt kèm theo Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về xóa tên như sau:
Xóa tên
1. Hội viên của Hội chấm dứt tư cách hội viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản tự nguyện xin ra khỏi Hội;
b) Hoạt động trái với Điều lệ và nghị quyết của Hội;
c) Không sinh hoạt Hội trong 02 năm liên tục;
d) Làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội;
đ) Bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ này.
2. Ban thường vụ Hội xem xét quyết định xóa tên khỏi danh sách hội viên của Hội
Theo quy định trên, hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc bị xóa tên ra khỏi Hội trong những trường hợp sau:
- Có văn bản tự nguyện xin ra khỏi Hội;
- Hoạt động trái với Điều lệ và nghị quyết của Hội;
- Không sinh hoạt Hội trong 02 năm liên tục;
- Làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội;
- Bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?