Hội viên của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam gồm những đối tượng nào? Thủ tục kết nạp hội viên như thế nào?
Hội viên của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam gồm những đối tượng nào?
Hội viên của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được quy định tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 như sau:
Hội viên
1. Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
b) Hội viên liên kết: Tổ chức Việt Nam không có điều kiện tham gia mọi hoạt động của Hội; tán thành Điều lệ Hội, tình nguyện hợp tác, lồng ghép hoạt động bảo vệ quyền trẻ em vào hoạt động của tổ chức mình, tự nguyện làm đơn gia nhập Hội và có văn bản cử người đại diện tham gia Hội, có thể trở thành hội viên liên kết của Hội;
c) Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có uy tín trong xã hội, có đóng góp cho Hội, nhưng không có điều kiện tham gia mọi hoạt động của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên danh dự của Hội.
...
Theo đó, hội viên của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
- Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
- Hội viên liên kết: Tổ chức Việt Nam không có điều kiện tham gia mọi hoạt động của Hội; tán thành Điều lệ Hội, tình nguyện hợp tác, lồng ghép hoạt động bảo vệ quyền trẻ em vào hoạt động của tổ chức mình, tự nguyện làm đơn gia nhập Hội và có văn bản cử người đại diện tham gia Hội, có thể trở thành hội viên liên kết của Hội;
- Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có uy tín trong xã hội, có đóng góp cho Hội, nhưng không có điều kiện tham gia mọi hoạt động của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên danh dự của Hội.
Hội viên của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Hình từ Internet)
Thủ tục kết nạp hội viên Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam như thế nào?
Thủ tục kết nạp hội viên Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 11 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
1. Tổ chức, công dân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Điều lệ này tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gửi Ban Thường vụ Hội (thông qua cơ quan Thường trực Hội), được Hội xem xét, kết nạp hội viên của Hội.
2. Hội viên của Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tham gia Hội, làm đơn ra khỏi Hội gửi Ban Thường vụ Hội (thông qua cơ quan Thường trực Hội), được Hội xem xét, chấp thuận.
3. Hội viên bị Hội chấm dứt tư cách hội viên khi:
a) Hội viên tổ chức bị phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật;
b) Hội viên cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất quyền công dân;
c) Hội viên vi phạm quy định của Hội và quy định của pháp luật bị Hội khai trừ.
Theo đó, tổ chức, công dân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gửi Ban Thường vụ Hội (thông qua cơ quan Thường trực Hội), được Hội xem xét, kết nạp hội viên của Hội.
Tư cách hội viên Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam sẽ chấm dứt trong những trường hợp nào?
Các trường hợp chấm dứt tư cách hội viên Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 11 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
...
3. Hội viên bị Hội chấm dứt tư cách hội viên khi:
a) Hội viên tổ chức bị phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật;
b) Hội viên cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất quyền công dân;
c) Hội viên vi phạm quy định của Hội và quy định của pháp luật bị Hội khai trừ.
Theo đó, tư cách hội viên Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
- Hội viên tổ chức bị phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật;
- Hội viên cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất quyền công dân;
- Hội viên vi phạm quy định của Hội và quy định của pháp luật bị Hội khai trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?