Hội viên chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình phải làm thế nào?

Cho tôi hỏi Hội viên chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình phải làm thế nào? Hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị N.T.L.D. từ Phú Yên.

Hội viên chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình phải làm thế nào?

Hội viên chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:

Phí gia nhập và phí hội viên
1. Hội viên chính thức, hội viên liên kết theo quy định của Điều lệ phải chấp hành đầy đủ các quy định về phí gia nhập và phí hội viên theo mức do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định tuỳ từng thời điểm phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hội viên khi được công nhận là hội viên chính thức, hội viên liên kết theo quy định của Điều lệ, phải nộp phí gia nhập hội viên theo mức quy định của Hiệp hội. Hội viên đã xin ra khỏi Hiệp hội muốn trở lại tiếp tục làm hội viên phải thực hiện nghĩa vụ như gia nhập lần đầu.
3. Hội viên chính thức, hội viên liên kết theo quy định của Điều lệ, muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình phải nộp phí hội viên hàng năm. Phí hội viên có giá trị duy trì quyền hội viên trong 01 (một) năm kể từ thời điểm phải thanh toán. Hội viên không nộp phí hội viên hàng năm hoặc nộp chậm so với quy định sẽ không được hưởng các quyền và lợi ích của hội viên.
...

Như vậy, theo quy định, hội viên chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình thì phải nộp phí hội viên hàng năm.

Phí hội viên có giá trị duy trì quyền hội viên trong 01 (một) năm kể từ thời điểm phải thanh toán.

Lưu ý: Hội viên không nộp phí hội viên hàng năm hoặc nộp chậm so với quy định sẽ không được hưởng các quyền và lợi ích của hội viên.

Hội viên chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình phải làm thế nào?

Hội viên chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình phải làm thế nào? (Hình từ Internet)

Phí hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam có được hoàn trả lại không?

Phí hội viên được quy định tại khoản 4 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:

Phí gia nhập và phí hội viên
1. Hội viên chính thức, hội viên liên kết theo quy định của Điều lệ phải chấp hành đầy đủ các quy định về phí gia nhập và phí hội viên theo mức do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định tuỳ từng thời điểm phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hội viên khi được công nhận là hội viên chính thức, hội viên liên kết theo quy định của Điều lệ, phải nộp phí gia nhập hội viên theo mức quy định của Hiệp hội. Hội viên đã xin ra khỏi Hiệp hội muốn trở lại tiếp tục làm hội viên phải thực hiện nghĩa vụ như gia nhập lần đầu.
3. Hội viên chính thức, hội viên liên kết theo quy định của Điều lệ, muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình phải nộp phí hội viên hàng năm. Phí hội viên có giá trị duy trì quyền hội viên trong 01 (một) năm kể từ thời điểm phải thanh toán. Hội viên không nộp phí hội viên hàng năm hoặc nộp chậm so với quy định sẽ không được hưởng các quyền và lợi ích của hội viên.
4. Phí gia nhập và phí hội viên đã nộp sẽ không được hoàn trả lại trong mọi trường hợp.
5. Hội viên danh dự không phải nộp phí gia nhập và phí hội viên.

Như vậy, theo quy định, phí hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam sẽ không được hoàn trả lại trong mọi trường hợp.

Hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào?

Trường hợp chấm dứt tư cách hội viên được quy định tại khoản 1 Điều 16 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:

Chấm dứt tư cách hội viên
1. Tư cách hội viên sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội;
b) Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, bị giải thể, bị tuyên bố phá sản;
c) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội hoặc hoạt động trái với mục đích của Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín của Hiệp hội, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách hội viên;
d) Theo quyết định giải thể Hiệp hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Không nộp đầy đủ và đúng hạn phí gia nhập Hiệp hội và phí hội viên theo quy định của Hiệp hội.
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách hội viên: Tổ chức của Hiệp hội có thẩm quyền xét công nhận hội viên thì có thẩm quyền miễn nhiệm tư cách hội viên. Đương sự bị tước tư cách hội viên theo Điểm c, Khoản 1, Điều 16 có quyền khiếu nại lên Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc Đại hội. Quyết định của Đại hội là quyết định cuối cùng.

Như vậy, theo quy định, tư cách hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau:

(1) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội;

(2) Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, bị giải thể, bị tuyên bố phá sản;

(3) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội hoặc hoạt động trái với mục đích của Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín của Hiệp hội, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách hội viên;

(4) Theo quyết định giải thể Hiệp hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(5) Không nộp đầy đủ và đúng hạn phí gia nhập Hiệp hội và phí hội viên theo quy định của Hiệp hội.

Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài sản của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam gồm những gì? Tài chính của Hiệp hội được lấy từ những nguồn thu nào?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam gồm những thành phần nào? Ban Thường trực Hiệp hội có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được có bao nhiêu Phó Chủ tịch? Người đại diện trước pháp luật của Hiệp hội là ai?
Pháp luật
Hội viên chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình phải làm thế nào?
Pháp luật
Hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được Hiệp hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong những hoạt động nào?
Pháp luật
Những cá nhân nào được làm hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam theo quy định?
Pháp luật
Hồ sơ xin gia nhập Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam gồm những gì? Thời hạn xem xét, công nhận hội viên chính thức là bao lâu?
Pháp luật
Đại hội của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam thông qua các nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền của mình bằng hình thức nào?
Pháp luật
Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Ủy viên Ban Chấp hành cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có được làm hội viên liên kết của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam
442 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào