Hội viên chính thức của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia được quyền xin ra khỏi Hiệp hội không?
- Nghĩa vụ của hội viên chính thức của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia là gì?
- Hội viên chính thức của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia được quyền xin ra khỏi Hiệp hội không?
- Thể thức ra khỏi Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia của hội viên chính thức được quy định thế nào?
Nghĩa vụ của hội viên chính thức của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia là gì?
Theo Điều 11 Điều lệ Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia phê duyệt kèm theo Quyết định 385/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Tuân thủ pháp luật hiện hành, tuân thủ Điều lệ của Hiệp hội và các văn bản do Đại hội, Ban Chấp hành và Ban Thường vụ ban hành.
2. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng nhau góp phần xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh.
3. Tích cực tham gia các kỳ sinh hoạt thường kỳ hoặc đột xuất của Hiệp hội khi Hiệp hội yêu cầu.
4. Hội viên chính thức và hội viên liên kết có trách nhiệm nộp hội phí hàng năm đầy đủ và đúng kỳ hạn theo qui định của Ban Thường vụ.
5. Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo yêu cầu của Hiệp hội để phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
6. Tích cực tuyên truyền, quảng bá tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hiệp hội; bảo vệ lợi ích của Hiệp hội; vận động hội viên hưởng ứng các hoạt động của Hiệp hội và tham gia tích cực vào việc phát triển hội viên mới cho Hiệp hội.
7. Tham gia các hoạt động và chấp hành phân công của Hiệp hội.
Theo đó, hội viên chính thức của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (Hình từ Internet)
Hội viên chính thức của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia được quyền xin ra khỏi Hiệp hội không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia phê duyệt kèm theo Quyết định 385/QĐ-BNV năm 2010 về quyền của hội viên chính thức như sau:
Quyền của hội viên
1. Quyền của hội viên chính thức.
a) Được trực tiếp tham gia các hoạt động của Hiệp hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội.
b) Tham gia thảo luận và biểu quyết các nghị quyết của Hiệp hội, được phê bình chất vấn Ban Chấp hành về mọi chủ trương và hoạt động của Hiệp hội.
c) Được Hiệp hội trợ giúp trong phạm vi khả năng của Hiệp hội về một số vấn đề sau:
- Hỗ trợ trong các hoạt động đầu tư tại Campuchia; tư vấn và phối hợp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên khi các hoạt động đầu tư của hội viên tại Campuchia bị xâm phạm;
- Cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, các lĩnh vực, dự án đầu tư tiềm năng tại Campuchia, năng lực của đối tác tại Campuchia và các vấn đề liên quan;
- Tham gia các Đoàn công tác khảo sát thị trường Campuchia, các hình thức liên kết, các diễn đàn do Hiệp hội tổ chức.
- Tạo điều kiện tiếp xúc với thị trường nước ngoài, tham gia thảo luận, ký kết các hợp đồng liên doanh, liên kết đầu tư với nước ngoài theo quy định của pháp luật.
d) Được tham gia thảo luận, góp ý, đề xuất ý kiến cải tiến, mở rộng, tăng cường hoạt động của Hiệp hội và tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư tại Campuchia.
đ) Được đề xuất các vấn đề cần thảo luận tại Đại hội toàn thể.
e) Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục là hội viên.
g) Hội viên là tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan) được phép thay thế người đại diện; người đại diện mới sẽ là người đại diện cho mọi quyền và nghĩa vụ của hội viên này, trừ các chức vụ do Hiệp hội đã giao cho người đại diện tiền nhiệm, thì người đại diện thay thế chỉ được đảm nhiệm khi được Hiệp hội ra quyết định chấp thuận.
h) Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Hiệp hội phù hợp với quy định pháp luật.
2. Quyền của hội viên liên kết và hội viên danh dự.
Được hưởng các quyền như hội viên chính thức như quy định tại khoản 1 Điều này trừ các quyền đề cử, ứng cử, bầu cử và biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.
Theo quy định trên, hội viên chính thức của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia được quyền xin ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục là hội viên.
Thể thức ra khỏi Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia của hội viên chính thức được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia phê duyệt kèm theo Quyết định 385/QĐ-BNV năm 2010 quy định về thể thức ra khỏi Hiệp hội như sau:
Thể thức ra khỏi Hiệp hội
1. Tư cách hội viên Hiệp hội không còn nếu xảy ra một trong những trường hợp sau:
a) Hội viên là tổ chức bị giải thể, ngừng hoạt động hoặc bị tuyên bố phá sản;
b) Hội viên là cá nhân không đủ sức khoẻ, bị chết hoặc tuyên bố mất tích;
c) Hội viên không còn nguyện vọng, có đơn xin ra khỏi Hiệp hội và được chấp thuận. Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận được đơn xin ra khỏi Hiệp hội của hội viên, Hiệp hội sẽ có quyết định bằng văn bản chấp thuận việc hội viên ra khỏi Hiệp hội;
d) Bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội do vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm Điều lệ và các quy định của Hiệp Hội, làm tổn hại đến uy tín của Hiệp hội và ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.
2. Việc chấm dứt tư cách hội viên do Ban Thường vụ xem xét, quyết định.
3. Nhiệm vụ và quyền của hội viên chấm dứt kể từ khi có quyết định chấm dứt tư cách hội viên.
Như vậy, hội viên chính thức Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia không còn nguyện vọng, có đơn xin ra khỏi Hiệp hội và được chấp thuận.
Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận được đơn xin ra khỏi Hiệp hội của hội viên, Hiệp hội sẽ có quyết định bằng văn bản chấp thuận việc hội viên ra khỏi Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?