Hội viên cá nhân của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam gồm những ai? Quyền lợi của hội viên cá nhân là gì?
Hội viên cá nhân của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam gồm những ai?
Theo Điều 7 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định về hội viên như sau:
Hội viên
1. Hội viên chính thức: Các tổ chức pháp nhân, công dân Việt Nam đã và đang làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng, quản lý giáo dục, tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực tâm lý học xã hội, tán thành Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, tự nguyện nộp đơn gia nhập Hội đều có thể được Ban Thường vụ Hội xem xét, quyết định kết nạp.
2. Hội viên danh dự: Các công dân, tổ chức Việt Nam có uy tín, có đóng góp cho sự phát triển của Hội nhưng không có điều kiện tham gia hoạt động Hội với tư cách là hội viên chính thức, nếu tán thành Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, có thể được Ban Thường vụ Hội công nhận là hội viên danh dự.
Theo quy định trên, hội viên cá nhân chính thức gồm công dân Việt Nam đã và đang làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng, quản lý giáo dục, tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực tâm lý học xã hội.
Và tán thành Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, tự nguyện nộp đơn gia nhập Hội đều có thể được Ban Thường vụ Hội xem xét, quyết định kết nạp.
Hội viên cá nhân danh dự gồm: Các công dân Việt Nam có uy tín, có đóng góp cho sự phát triển của Hội nhưng không có điều kiện tham gia hoạt động Hội với tư cách là hội viên chính thức, nếu tán thành Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, có thể được Ban Thường vụ Hội công nhận là hội viên danh dự.
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền lợi của hội viên cá nhân Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định về quyền lợi của hội viên cá nhân như sau:
Quyền lợi của hội viên
1. Hội viên cá nhân:
a) Được tham gia các hoạt động, dự đại hội, thảo luận, biểu quyết các công việc của Hội, được bầu cử và ứng cử vào Ban Chấp hành Hội và giới thiệu hội viên gia nhập Hội theo Điều lệ của Hội;
b) Kiến nghị với Hội và các tổ chức của Hội để được giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tri thức tâm lý học xã hội, được Hội tạo điều kiện đưa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng tri thức tâm lý học xã hội vào đời sống xã hội. Ưu tiên công bố các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong các tạp chí, ấn phẩm của Hội;
c) Được cung cấp thông tin thường xuyên về các kết quả, công trình nghiên cứu mới trong lĩnh vực tâm lý học xã hội, tạo điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ trao đổi với các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia tâm lý học xã hội trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức, trình độ, khả năng thực hiện các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tâm lý học xã hội trong hoạt động nghề nghiệp;
d) Được cấp Thẻ “Hội viên Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam” và sử dụng thẻ này khi tham gia các sinh hoạt và hoạt động của Hội;
đ) Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp trong hoạt động phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Hội và quy định của pháp luật;
e) Được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia hoạt động Hội. Trong trường hợp này, hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản cho Hội hoặc tổ chức trực thuộc nơi tham gia sinh hoạt Hội trước 01 (một) tháng và phải nộp lại thẻ hội viên.
...
Theo đó, hội viên cá nhân Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Hội viên cá nhân của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Chấp hành và thực hiện nghiêm túc Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội và pháp luật. Tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động do Hội tổ chức và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được Hội giao.
2. Tham gia sinh hoạt Hội và tuyên truyền, phát triển hội viên mới.
3. Bảo vệ uy tín, danh dự của Hội và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
4. Đóng hội phí đầy đủ và đúng kỳ hạn theo quy định của Ban Chấp hành Hội.
Như vậy, hội viên cá nhân của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành và thực hiện nghiêm túc Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội và pháp luật. Tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động do Hội tổ chức và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được Hội giao.
- Tham gia sinh hoạt Hội và tuyên truyền, phát triển hội viên mới.
- Bảo vệ uy tín, danh dự của Hội và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
- Đóng hội phí đầy đủ và đúng kỳ hạn theo quy định của Ban Chấp hành Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?