Hội Thống kê Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? Hội Thống kê Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Hội Thống kê Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Hội tổ chức, hoạt động tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành khác về lĩnh vực Hội hoạt động.
3. Hội hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận, tự trang trải kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Thống kê Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Hội hoạt động tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành khác về lĩnh vực Hội hoạt động.
- Hội hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận, tự trang trải kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Hội.
Hội Thống kê Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội Thống kê Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê và giữ vững phẩm chất nghề nghiệp nhằm góp phần tôn vinh nghề thống kê và nâng cao uy tín, vị thế của ngành thống kê Việt Nam.
2. Tư vấn và tham gia phản biện, giám định việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án về thống kê và về các lĩnh vực kinh tế - xã hội khi được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu, đề nghị theo quy định của pháp luật.
3. Mở rộng mối quan hệ và hợp tác với các đơn vị của Tổng cục Thống kê; với thống kê các Bộ, ngành và địa phương; với tổ chức thống kê của các nước, các tổ chức thống kê quốc tế và với các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Thống kê Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê và giữ vững phẩm chất nghề nghiệp nhằm góp phần tôn vinh nghề thống kê và nâng cao uy tín, vị thế của ngành thống kê Việt Nam.
- Tư vấn và tham gia phản biện, giám định việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án về thống kê và về các lĩnh vực kinh tế - xã hội khi được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu, đề nghị theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng mối quan hệ và hợp tác với các đơn vị của Tổng cục Thống kê; với thống kê các Bộ, ngành và địa phương; với tổ chức thống kê của các nước, các tổ chức thống kê quốc tế và với các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật
Hội Thống kê Việt Nam có những quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Được tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thống kê, đồng thời được tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan có chức năng tuyên truyền, phổ biến các văn bản này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Được tổ chức và phối hợp với các cơ quan thống kê ở Trung ương cũng như ở địa phương triển khai các hoạt động của hệ thống thống kê nhà nước khi được cơ quan thống kê nhà nước ủy quyền hoặc đề nghị phối hợp.
3. Được mở rộng quan hệ hợp tác, tham gia hội thảo, nghiên cứu khoa học và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến thống kê; được gia nhập làm thành viên của các tổ chức nghề nghiệp trong nước, trong khu vực và trên thế giới theo luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế.
4. Được nhận tài trợ, nhận ủng hộ về tài chính, vật chất, tinh thần, nhận trợ giúp kỹ thuật và trợ giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan nhà nước, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hội được lập quỹ từ nguồn hội phí, nguồn tài trợ, nguồn trích nộp từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, dịch vụ, kinh doanh và các nguồn thu khác của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Được tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, xuất bản và phát hành sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên môn, trang tin điện tử và các sản phẩm thông tin thống kê; đồng thời được tổ chức các hoạt động dịch vụ thống kê theo quy định của pháp luật.
6. Được thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật
Như vậy, thì Hội Thống kê Việt Nam có các quyền hạn được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?