Hội thẩm là gì? Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân? Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh có nhiệm kỳ ra sao?
Hội thẩm là gì? Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
Hội thẩm
1. Hội thẩm là người đại diện của Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án.
2. Hội thẩm gồm có:
a) Hội thẩm nhân dân;
b) Hội thẩm quân nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội thẩm là người đại diện của Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án.
Hội thẩm bao gồm:
- Hội thẩm nhân dân;
- Hội thẩm quân nhân.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn Hội thẩm được quy định tại Điều 122 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
(1) Người được bầu, cử làm Hội thẩm phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;
- Từ đủ 28 tuổi đến 70 tuổi;
- Có kiến thức pháp luật;
- Có hiểu biết xã hội;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Không đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; không bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc;
- Không thuộc trường hợp đang bị xử lý hình sự hoặc đã bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
- Không thuộc trường hợp đã bị bãi nhiệm Hội thẩm.
(2) Người được bầu làm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Tiêu chuẩn quy định tại mục (1);
- Có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Hội thẩm là gì? Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân? Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh có nhiệm kỳ ra sao? (Hình từ Internet)
Luật sư có được làm Hội thẩm không? Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh có nhiệm kỳ ra sao?
Căn cứ vào Điều 123 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Những người không được làm Hội thẩm
1. Người đang giữ chức danh tư pháp, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của luật.
2. Luật sư.
3. Công chứng viên.
4. Thừa phát lại.
5. Trợ giúp viên pháp lý.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Luật sư thuộc đối tượng không được làm Hội thẩm.
Bên cạnh đó, nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân được quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể như sau:
Nhiệm kỳ của Hội thẩm
1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm kể từ ngày được cử.
Như vậy, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
Bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm được quy định như thế nào?
Bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm được quy định tại Điều 133 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
- Tòa án bảo đảm trang thiết bị, phòng làm việc để Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử.
- Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm, chế độ phụ cấp của Trưởng đoàn Hội thẩm, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm; kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm do ngân sách nhà nước bảo đảm và được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Đoàn Hội thẩm và kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm.
- Hội thẩm được cấp Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử. Mẫu Giấy chứng minh Hội thẩm, việc sử dụng, cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Hội thẩm do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
- Hội thẩm được bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ xét xử. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của Hội thẩm và thân nhân của họ. Người nào có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Có được đổi màu sơn xe máy không? Nếu được thì hồ sơ và thủ tục đăng ký đổi màu sơn xe máy là gì?
- Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2025?
- Cảm nghĩ của em về ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Nêu cảm nghĩ của em về Đền Hùng? Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về Đền Hùng?
- Người cao tuổi có thể được tổ chức mừng thọ nhiều lần không? Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi bao gồm?