Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là cơ quan nào?
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì?
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 2 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện của các công dân, tổ chức Việt Nam đã và đang làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng, tuyên truyền, phổ biến, dịch vụ, tư vấn trong lĩnh vực tâm lý học xã hội và ứng dụng các tri thức tâm lý học xã hội trong nhà trường, cộng đồng, xã hội nói chung vào giải quyết những vấn đề xã hội do thực tiễn đặt ra và phát triển tâm lý học xã hội.
2. Mục đích của Hội là tập hợp hội viên để đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, ứng dụng tâm lý học xã hội trong đời sống xã hội nhằm phát huy nhũng nhân tố tâm lý tích cực trong xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời khắc phục và đẩy lùi hiệu quả những yếu tố tâm lý tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội hiện nay, góp phần xây dựng và thúc đẩy phát triển ngành tâm lý học xã hội Việt Nam hòa nhập với nền tâm lý học khu vực và quốc tế.
Căn cứ trên quy định Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam được thành lập nhằm mục đích tập hợp hội viên để đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, ứng dụng tâm lý học xã hội trong đời sống xã hội nhằm phát huy nhũng nhân tố tâm lý tích cực trong xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Đồng thời khắc phục và đẩy lùi hiệu quả những yếu tố tâm lý tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội hiện nay, góp phần xây dựng và thúc đẩy phát triển ngành tâm lý học xã hội Việt Nam hòa nhập với nền tâm lý học khu vực và quốc tế.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc và Đại hội bất thường
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc (sau đây gọi tắt là Đại hội), nhiệm kỳ 5 (năm) năm họp một lần do Ban Chấp hành Hội triệu tập. Đại hội được coi là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt. Số lượng đại biểu và tỷ lệ phân bổ đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Hội đương nhiệm quyết định.
...
Căn cứ trên quy định cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc.
Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm kỳ 5 năm họp một lần do Ban Chấp hành Hội triệu tập.
Đại hội được coi là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt. Số lượng đại biểu và tỷ lệ phân bổ đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Hội đương nhiệm quyết định.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ qua và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Hội nhiệm kỳ tới;
- Xem xét và thông qua báo cáo tài chính của Hội nhiệm kỳ qua và dự toán định hướng hoạt động tài chính của Hội nhiệm kỳ tới;
- Thảo luận và thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội (nếu có);
- Quyết định số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội;
- Quyết định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và gia nhập các tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế có cùng lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có);
Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Hội;
- Thông qua nghị quyết Đại hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?