Hội người cao tuổi Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội?

Hội người cao tuổi Việt Nam có cơ cấu tổ chức hội như thế nào? Việt phân bổ ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào thực hiện? Ngoài kinh phí từ nhà nước thì hội còn những nguồn kinh phí nào khác hay không? Câu hỏi của anh Triết từ Hòa Bình.

Hội người cao tuổi Việt Nam có cơ cấu tổ chức hội như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về tổ chức của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:

Tổ chức Hội
1. Hội Người cao tuổi Việt Nam:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Kiểm tra;
d) Ban Thường vụ.
đ) Văn phòng các ban chuyên môn và pháp nhân thuộc Hội.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) trực thuộc tỉnh:
a) Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện;
b) Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện (mô hình thí điểm) tại 13 tỉnh.
3. Hội Người cao tuổi xã, phường, thị trấn (gọi chung là cơ sở).
4. Chi hội, tổ hội người cao tuổi thuộc Hội Người cao tuổi cơ sở tại địa bàn thôn, ấp, bản, làng, phum, sóc, tổ dân phố, khu dân cư hoặc tương đương.

Theo đó, Hội người cao tuổi Việt Nam có cơ cấu tổ chức gồm:

- Đại hội đại biểu toàn quốc;

- Ban Chấp hành;

- Ban Kiểm tra;

- Ban Thường vụ.

- Văn phòng các ban chuyên môn và pháp nhân thuộc Hội.

Hội người cao tuổi Việt Nam

Hội người cao tuổi Việt Nam (Hình từ Internet)

Hội người cao tuổi Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội?

Căn cứ Điều 29 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ như sau:

Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người cao tuổi, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi;
d) Thực hiện hợp tác quốc tế về người cao tuổi;
đ) Thực hiện công tác báo cáo về người cao tuổi;
e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê về người cao tuổi;
g) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng người làm công tác người cao tuổi;
h) Chủ trì phối hợp với Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ và bồi dưỡng nhân viên chăm sóc người cao tuổi;
i) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch các cơ sở chăm sóc người cao tuổi trong cả nước.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng; hướng dẫn việc quản lý bệnh mạn tính của người cao tuổi;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (alzheimer) và các bệnh mạn tính khác, bệnh về sức khoẻ sinh sản của người cao tuổi;
c) Đào tạo, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y tế chuyên ngành lão khoa.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành quy định về tổ chức, chế độ, chính sách đối với người làm công tác người cao tuổi.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc bố trí ngân sách thực hiện chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền các dự án nhà nước về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi; chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê về người cao tuổi.
6. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc hỗ trợ người cao tuổi trong các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch; chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ qua

Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam là Bộ Tài chính.

Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt nam được lấy từ những nguồn nào?

Căn cứ Điều 26 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:

Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam
1. Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
b) Hội phí của hội viên;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Hội người cao tuổi Việt Nam quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật

Tại Điều 26 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về tài chính của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:

Tài chính
Tài chính của Hội, gồm:
1. Kinh phí do Nhà nước hỗ trợ gắn với nhiệm vụ nhà nước giao;
2. Hội phí;
3. Tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
4. Nguồn thu từ các hoạt động hợp pháp của Hội.

Như vậy, kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được lấy từ những nguồn như:

- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

- Hội phí của hội viên;

- Tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Nguồn thu từ các hoạt động hợp pháp của Hội.

Hội Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hội người cao tuổi có phải là tổ chức chính trị xã hội không?
Pháp luật
Bài phát biểu tổng kết chi Hội người cao tuổi năm 2024? Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Hội nghị tổng kết Hội người cao tuổi?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
Pháp luật
Chủ tịch Hội người cao tuổi xã có thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có phải đóng bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Thành viên Ban thường vụ Hội người cao tuổi Việt Nam bao gồm những đối tượng nào? Ủy viên Ban Thường vụ Hội có được bầu là Phó chủ tịch hội không?
Pháp luật
Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội hay không? Chủ tịch hội sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Hội người cao tuổi Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội?
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào triệu tập?
Pháp luật
Cá nhân muốn tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam nhưng chưa đủ tuổi quy định thì có được phép hay không?
Pháp luật
Nộp phí Hội người cao tuổi tại địa phương được quy định như thế nào? Có phải ai cũng phải đóng phí hội người cao tuổi không?
Pháp luật
Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức gì? Địa vị pháp lý của Hội Người cao tuổi được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội Người cao tuổi
2,911 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội Người cao tuổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội Người cao tuổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào