Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thông qua nghị quyết với các nội dung nào?
- Thành phần tham gia Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân gồm những ai?
- Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thông qua nghị quyết với các nội dung nào?
- Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của ai?
- Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô có cần phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi triển khai không?
Thành phần tham gia Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân gồm những ai?
Thành phần tham gia Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân gồm những người được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 21/2023/NĐ-CP gồm:
- Thành viên sáng lập;
- Các thành viên khác thuộc cùng tổ chức với thành viên sáng lập và có nguyện vọng tham gia sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thông qua nghị quyết với các nội dung nào?
Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thông qua nghị quyết với các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 21/2023/NĐ-CP gồm:
- Ủy quyền cho người đại diện trong số các thành viên sáng lập nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Dự thảo Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Dự kiến kế hoạch triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
- Dự kiến nhân sự được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô;
- Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Lưu ý: Nghị quyết của Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định tại khoản 2 Điều này phải được biểu quyết thông qua với tỷ lệ đồng ý từ 51% trở lên.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (Hình từ Internet)
Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của ai?
Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của ai, thì theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô
1. Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
2. Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
3. Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Theo đó, phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô có cần phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi triển khai không?
Thì căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô
1. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi triển khai.
2. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Công thức, phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm thuần, phí bảo hiểm gộp và tài liệu giải trình về cơ sở dùng để tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô dự kiến triển khai; nguyên tắc tăng, giảm phí bảo hiểm (nếu có). Các tài liệu này phải có xác nhận của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
...
Theo đó, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi triển khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?