Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu quốc hội ở trung ương và địa phương được tổ chức như thế nào?

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu quốc hội ở trung ương và Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở địa phương được tổ chức như thế nào? - Câu hỏi của anh Tấn Minh đến từ Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu quốc hội ở trung ương được tổ chức như thế nào?

Căn cứ vào Điều 38 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời tham dự hội nghị này.
2. Hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử.

- Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm:

+ Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận.

+ Đại diện Hội đồng bầu cử quốc gia;

+ Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời tham dự hội nghị này.

- Hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất (Hình từ Internet)

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu quốc hội ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổ chức như thế nào?

Căn cứ vào Điều 39 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực thuộc. Đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự hội nghị này.
2. Hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh.

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử.

- Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm:

+ Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực thuộc.

+ Đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh;

+ Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự hội nghị này.

- Hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. (Điều 40 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015)

Việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội dựa trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất như thế nào?

Căn cứ vào Điều 41 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:

- Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:

(1) Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến cửa hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

(2) Ở cơ quan nhà nước, ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với ban chấp hành, công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

(3) Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

(4) Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015;

(5) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.

Bầu cử đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có được sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự hay không?
Pháp luật
Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như thế nào? Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thông qua khi nào?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước không? Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các vấn đề gì?
Pháp luật
Công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì có được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Pháp luật
Công dân muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì phải nộp hồ sơ ứng cử trong thời hạn nào? Người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì nộp hồ sơ ứng cử ở đâu?
Pháp luật
Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không? Tiêu chuẩn để người khuyết tật trở thành đại biểu Quốc hội?
Pháp luật
Luật sư đang làm đại biểu Quốc hội có được miễn nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng không? Thời gian xem xét quyết định này là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Bắt giam đại biểu Quốc hội cần có sự đồng ý của ai? Ai có quyền đề nghị bắt giam đại biểu Quốc hội?
Pháp luật
Khởi tố bị can là gì? Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can có đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội không?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội được quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội không? Trình tự chất vấn quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bầu cử đại biểu Quốc hội
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,093 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bầu cử đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào