Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam là tổ chức gì? Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam là tổ chức gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ của Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 145/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Tôn chỉ, mục đích:
Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp, tự nguyện của công dân làm công tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nhằm đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, nghiên cứu, thực hành góp phần nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng năng lượng nguyên tử vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp, tự nguyện của công dân làm công tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nhằm đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, nghiên cứu, thực hành góp phần nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng năng lượng nguyên tử vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam là tổ chức gì? Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ của Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 145/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản:
Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam hoạt động tuân theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản. Trụ sở của Hội đóng tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam hoạt động tuân theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản. Trụ sở của Hội đóng tại thành phố Hà Nội.
Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam có những nhiệm vụ gì?
Theo quy định Điều 7 Điều lệ của Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 145/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
1. Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lao động sáng tạo nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; ứng dụng khoa học, công nghệ hạt nhân phục vụ sản xuất và đời sống.
2. Tham gia góp ý kiến, đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước về: chủ trương, chính sách, luật pháp, cơ chế, quy hoạch, kế hoạch, biện pháp tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực để phát triển ngành năng lượng nguyên tử; phối hợp, hỗ trợ hoạt động cho các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nguyên tử; tổ chức và phát triển các hoạt động tư vấn, dịch vụ về khoa học, công nghệ hạt nhân.
3. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức khác khi được yêu cầu
4. Thực hiện chức năng nghiên cứu, triển khai, dịch vụ khoa học và công nghệ hạt nhân phục vụ các ngành kinh tế - xã hội.
5. Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, thông tin đại chúng về năng lượng nguyên tử.
6. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về khoa học hạt nhân.
7. Đại diện cho hội viên trong các hoạt động liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội; bảo vệ danh dự, quyền hạn và lợi ích hợp pháp của các hội viên phù hợp với pháp luật hiện hành.
8. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của luật để trao đổi, học tập và tranh thủ sự giúp đỡ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
9. Khen thưởng, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng hội viên cá nhân và hội viên tập thể có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, đào tạo cán bộ, triển khai và ứng dụng khoa học, công nghệ hạt nhân.
Theo đó, Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam có những nhiệm vụ sau đây:
- Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lao động sáng tạo nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; ứng dụng khoa học, công nghệ hạt nhân phục vụ sản xuất và đời sống.
- Tham gia góp ý kiến, đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước về: chủ trương, chính sách, luật pháp, cơ chế, quy hoạch, kế hoạch, biện pháp tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực để phát triển ngành năng lượng nguyên tử; phối hợp, hỗ trợ hoạt động cho các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nguyên tử; tổ chức và phát triển các hoạt động tư vấn, dịch vụ về khoa học, công nghệ hạt nhân.
- Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức khác khi được yêu cầu
- Thực hiện chức năng nghiên cứu, triển khai, dịch vụ khoa học và công nghệ hạt nhân phục vụ các ngành kinh tế - xã hội.
- Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, thông tin đại chúng về năng lượng nguyên tử.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về khoa học hạt nhân.
- Đại diện cho hội viên trong các hoạt động liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội; bảo vệ danh dự, quyền hạn và lợi ích hợp pháp của các hội viên phù hợp với pháp luật hiện hành.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của luật để trao đổi, học tập và tranh thủ sự giúp đỡ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Khen thưởng, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng hội viên cá nhân và hội viên tập thể có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, đào tạo cán bộ, triển khai và ứng dụng khoa học, công nghệ hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?