Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động với mục đích gì? Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động với mục đích gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tôn chỉ, mục đích
...
2. Mục đích hoạt động của Hội là góp phần vào việc tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Đức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; tham gia làm cầu nối góp phần thúc đẩy phát triển sự hợp tác nhiều mặt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức.
Theo đó, Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động hưỡng tới mục đích:
- Góp phần vào việc tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức;
- Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Đức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta;
- Tham gia làm cầu nối góp phần thúc đẩy phát triển sự hợp tác nhiều mặt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động với mục đích gì? Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? (hình từ internet)
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội
1. Tự nguyện; tự quản.
2. Hiệp thương dân chủ và thống nhất hành động, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Theo đó, Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động theo những nguyên tắc như sau:
- Tự nguyện; tự quản.
- Hiệp thương dân chủ và thống nhất hành động, bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Không vì mục đích lợi nhuận.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
1. Tuyên truyền, giới thiệu, thông tin với nhân dân Đức về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam, về chính sách của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhân dân, các địa phương, các đơn vị cơ sở tiến hành các hoạt động nhằm vun đắp và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các hội hữu nghị, các tổ chức xã hội khác của nước Đức thông qua các hoạt động trao đổi đoàn; trao đổi sách báo, phim ảnh,... và các hoạt động khác phù hợp với quy định của pháp luật hai nước.
4. Khuyến khích, hỗ trợ, tham gia làm cầu nối thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch... giữa các đối tác Việt Nam và Đức.
5. Xuất bản tạp chí, chuyên san và các ấn phẩm tuyên truyền hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tuyên truyền, giới thiệu, thông tin với nhân dân Đức về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam, về chính sách của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhân dân, các địa phương, các đơn vị cơ sở tiến hành các hoạt động nhằm vun đắp và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các hội hữu nghị, các tổ chức xã hội khác của nước Đức thông qua các hoạt động trao đổi đoàn; trao đổi sách báo, phim ảnh,... và các hoạt động khác phù hợp với quy định của pháp luật hai nước.
- Khuyến khích, hỗ trợ, tham gia làm cầu nối thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch... giữa các đối tác Việt Nam và Đức.
- Xuất bản tạp chí, chuyên san và các ấn phẩm tuyên truyền hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?