Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội là tổ chức thế nào? Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực nào?
Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội là tổ chức thế nào?
Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội quy định ở khoản 1 Điều 2 Điều lệ Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1619/QĐ-UBND năm 2019 cụ thể:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội (sau đây viết tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, công dân Việt Nam đang sinh sống, hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành hỗ trợ sinh sản và nội tiết sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Là hội thành viên của Hội Y học thành phố Hà Nội.
2. Mục đích: tập hợp, liên kết các hội viên để hợp tác, hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô, từng bước góp phần xây dựng nền Y học hiện đại.
Theo đó, Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, công dân Việt Nam đang sinh sống, hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành hỗ trợ sinh sản và nội tiết sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Là hội thành viên của Hội Y học thành phố Hà Nội.
Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)
Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực nào?
Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực theo Điều 3 Điều lệ Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1619/QĐ-UBND năm 2019 cụ thể:
Lĩnh vực, phạm vi hoạt động
1. Hội hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản và các lĩnh vực có liên quan đến hỗ trợ sinh sản; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Y tế, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
2. Phạm vi hoạt động: trong địa bàn thành phố Hà Nội.
Như vậy, Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản và các lĩnh vực có liên quan đến hỗ trợ sinh sản; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Y tế, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội có quyền hạn gì?
Quyền hạn của Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội quy định ở Điều 6 Điều lệ Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1619/QĐ-UBND năm 2019 cụ thể:
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội theo Điều lệ.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định pháp luật.
- Tham gia, chủ trì các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu; thực hiện chức năng tư vấn, giám sát, phản biện xã hội theo đề nghị của cơ quan Nhà nước; cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định pháp luật.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định.
Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hội và lĩnh vực Hội được phép hoạt động.
- Tham gia hợp tác, liên kết với các tổ chức, các hội chuyên khoa về Y học, khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước theo quy định pháp luật để trao đổi kinh nghiệm; tổ chức các chương trình, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt khoa học có liên quan đến lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, vô sinh hiếm muộn; tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, cập nhật kiến thức thường xuyên cho hội viên; được cấp chứng chỉ cho hội viên khi có đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
- Thành lập các tổ chức thuộc Hội theo quy định pháp luật.
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc Hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với Điều lệ hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì Hội quyết định thành lập pháp nhân và có hồ sơ báo cáo theo quy định với UBND thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở Y tế, Hội Y học thành phố Hà Nội.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
- Được Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí đối với hoạt động gắn với nhiệm vụ của Thành phố giao; được nhận các nguồn tài trợ, giúp đỡ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật.
- Được phát hành các tài liệu có liên quan đến hoạt động của Hội theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?