Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ làm việc khi nào? Hội đồng này có các nhiệm vụ nào?
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ có bao nhiêu thành viên, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành
Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành để đánh giá, đề xuất lựa chọn nhà khoa học đầu ngành theo hồ sơ cung cấp và theo Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
1. Thành viên của Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm 11 thành viên, do 01 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo cơ quan chủ quản tổ chức khoa học và công nghệ nơi ứng viên công tác (nếu có); có ít nhất 50% thành viên Hội đồng là các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành xét chọn nhà khoa học đầu ngành và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo của tổ chức khoa học và công nghệ nơi ứng viên công tác, đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Hội đồng cử một trong các thành viên làm Thư ký Hội đồng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ gồm 11 thành viên.
- Do 01 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo cơ quan chủ quản tổ chức khoa học và công nghệ nơi ứng viên công tác (nếu có);
- Có ít nhất 50% thành viên Hội đồng là các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành xét chọn nhà khoa học đầu ngành và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo của tổ chức khoa học và công nghệ nơi ứng viên công tác, đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.
- Hội đồng cử một trong các thành viên làm Thư ký Hội đồng.
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ có các nhiệm vụ nào?
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ có các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành
…
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành:
a) Kiểm tra kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở;
b) Đánh giá tính khoa học, tính khả thi và dự báo hiệu quả, kết quả của Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học;
c) Báo cáo kết quả thẩm định với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để công nhận kết quả xét chọn và quyết định áp dụng chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học đầu ngành đối với ứng viên được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng lựa chọn;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét chọn nhà khoa học đầu ngành.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ có các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở;
- Đánh giá tính khoa học, tính khả thi và dự báo hiệu quả, kết quả của Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học;
- Báo cáo kết quả thẩm định với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để công nhận kết quả xét chọn và quyết định áp dụng chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học đầu ngành đối với ứng viên được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng lựa chọn;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét chọn nhà khoa học đầu ngành.
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ làm việc khi nào?
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ làm việc khi nào, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành
…
3. Không bố trí những người sau đây làm thành viên Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành: cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc của bên vợ (chồng) của nhà khoa học tham gia xét chọn là nhà khoa học đầu ngành; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của nhà khoa học tham gia xét chọn là nhà khoa học đầu ngành hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
4. Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành làm việc khi có mặt từ 2/3 tổng số thành viên trở lên theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
5. Biểu mẫu phục vụ họp Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành khoa học và công nghệ làm việc khi có mặt từ 2/3 tổng số thành viên trở lên theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 4 năm 2025 là khi nào? Hạn chót nộp tờ khai thuế tháng 4 năm 2025?
- Lịch thi đấu bóng chuyền trẻ 2025 và tổng hợp kết quả vòng bảng? Lịch thi đấu giải bóng chuyền vô địch trẻ Quốc gia 2025 hôm nay ra sao?
- Bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ theo Hướng dẫn 135?
- Động viên quốc phòng có phải là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước phục vụ cho quốc phòng không?
- Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức ra sao?