Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải lưu ý điều gì khi xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi?
- Yêu cầu đối với thành viên tổ chức thi và thí sinh thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được quy định ra sao?
Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có nhiệm vụ và quyền hạn gì thì căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có quy định như sau:
Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi do Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập.
2. Thành phần Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu; các Phó chủ tịch hội đồng và các thành viên.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi:
a) Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
b) Nhập ngân hàng câu hỏi và thiết lập cấu trúc đề thi trên Hệ thống;
c) Bảo mật đề thi;
d) Thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu.
...
Chiếu theo quy định trên, Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
- Nhập ngân hàng câu hỏi và thiết lập cấu trúc đề thi trên Hệ thống;
- Bảo mật đề thi;
- Thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu.
Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải lưu ý điều gì khi xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
...
4. Ngân hàng câu hỏi, đề thi:
a) Ngân hàng câu hỏi là tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung ngân hàng câu hỏi phải bảo đảm tính chính xác, khoa học; mỗi câu hỏi có đáp án, thang điểm chi tiết; ngân hàng câu hỏi được lưu trữ, bảo mật thông tin;
b) Đề thi được xây dựng trên cơ sở hoán vị tự động các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi theo từng kỳ thi; được bảo mật trên Hệ thống và được gửi tự động ngẫu nhiên đến máy tính từng thí sinh trước giờ thi.
Theo đó, khi xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, phải lưu ý nội dung ngân hàng câu hỏi phải bảo đảm tính chính xác, khoa học; mỗi câu hỏi có đáp án, thang điểm chi tiết; ngân hàng câu hỏi được lưu trữ, bảo mật thông tin;
Và đề thi phải được xây dựng trên cơ sở hoán vị tự động các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi theo từng kỳ thi; được bảo mật trên Hệ thống và được gửi tự động ngẫu nhiên đến máy tính từng thí sinh trước giờ thi.
Yêu cầu đối với thành viên tổ chức thi và thí sinh thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được quy định ra sao?
Yêu cầu đối với thành viên tổ chức thi và thí sinh thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được quy định tại Điều 24 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
(1) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thành viên Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi, Hội đồng thi và thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Cho phép thí sinh dự thi mang và sử dụng các vật dụng, thiết bị quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT;
- Trực tiếp giải bài hoặc hướng dẫn cho thí sinh trong thời gian thi;
- Làm lộ đề thi; mua, bán đề thi;
- Sửa chữa, thêm, bớt vào bài thi của thí sinh trên Hệ thống thi;
- Bao che, tạo điều kiện để thí sinh làm bài hộ nhau;
- Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
Thành viên Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi, Hội đồng thi và thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(2) Thí sinh tham dự thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Trao đổi thông tin, tài liệu với thí sinh khác trong quá trình thi;
- Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
- Nhìn bài, chép bài của thí sinh khác hoặc có bất kỳ hành vi gian lận nào trong quá trình thi;
- Mang vào khu vực thi và phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, phương tiện thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng gây nguy hại khác;
- Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài dưới mọi hình thức;
- Có hành động gây gổ, đe dọa, hành hung cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hoặc thí sinh khác;
- Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức;
- Có hành động phá hoại kỳ thi;
- Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?