Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp gồm có bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp gồm có bao nhiêu thành viên?
- Những đối tượng nào không được tham gia Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp gồm có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trên cơ sở đề xuất của Viện Khoa học pháp lý, quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học (sau đây gọi tắt là Hội đồng):
a) Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên, trong đó: 2/3 là các chuyên gia có trình độ, chuyên môn phù hợp và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động gần đây trong chuyên ngành khoa học được giao tư vấn; 1/3 là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, Viện Khoa học pháp lý, cơ quan thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ khoa học cấp bộ và các tổ chức khác có liên quan. Thư ký khoa học là ủy viên Hội đồng, do Hội đồng bầu trong phiên họp;
b) Hội đồng có thể có 01 đến 02 ủy viên là người thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học, nhưng ủy viên này không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên phản biện hoặc thư ký khoa học của Hội đồng. Cá nhân đăng ký tham gia thực hiện nhiệm vụ không được tham gia Hội đồng;
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học có 07 thành viên, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên, trong đó:
- 2/3 là các chuyên gia có trình độ, chuyên môn phù hợp và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động gần đây trong chuyên ngành khoa học được giao tư vấn;
- 1/3 là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, Viện Khoa học pháp lý, cơ quan thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ khoa học cấp bộ và các tổ chức khác có liên quan.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp gồm có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được tham gia Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 18 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trên cơ sở đề xuất của Viện Khoa học pháp lý, quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học (sau đây gọi tắt là Hội đồng):
...
c) Các chuyên gia, ủy viên phản biện đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học được ưu tiên mời tham gia Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đối với các nhiệm vụ khoa học tương ứng;
d) Những trường hợp không được tham gia Hội đồng: Cá nhân đăng ký chủ nhiệm, các cá nhân tham gia chính, tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của chủ nhiệm, thành viên chính tham gia thực hiện nhiệm vụ hoặc người có quyền và lợi ích liên quan khác.
2. Viện Khoa học pháp lý cử 01 chuyên viên làm thư ký hành chính giúp việc cho Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định thì những đối tượng không được tham gia Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ gồm có:
(1) Cá nhân đăng ký chủ nhiệm, các cá nhân tham gia chính, tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ;
(2) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
(3) Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của chủ nhiệm, thành viên chính tham gia thực hiện nhiệm vụ hoặc người có quyền và lợi ích liên quan khác.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học
...
3. Trách nhiệm của Hội đồng
a) Nghiên cứu, phân tích nội dung, thông tin trong hồ sơ theo các yêu cầu đã quy định tại Điều 16 Quy chế này;
b) Chấm điểm độc lập theo các nhóm tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định;
c) Kiến nghị phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần đối với nhiệm vụ khoa học.
4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng;
b) Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và thư ký khoa học. Tùy theo trường hợp cụ thể mời đại diện cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan dự phiên họp của Hội đồng. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo;
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan.
Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?