Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ gì theo quy định?
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1682/QĐ-TTg năm 2023 (Có hiệu lực từ 26/12/2023), Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính là tổ chức tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ còn có trách nhiệm được căn cứ theo Điều 3 Quyết định 1682/QĐ-TTg năm 2023 (Có hiệu lực từ 26/12/2023) như sau:
- Nghiên cứu tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
- Chủ động nắm bắt, tổng hợp các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân để kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ hoặc trực tiếp đề nghị các bộ, ngành, địa phương xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
- Tham gia ý kiến về các thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh dự kiến ban hành trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án cắt giảm, đơn giản hóa.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức làm việc với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân; tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
- Đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương và thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
Trước đây, nhiệm vụ của Hội đồng được quy định theo Điều 2 Quyết định 415/QĐ-TTg năm 2017 (Hết hiệu lực từ 26/12/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng
Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính có nhiệm vụ tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ gồm có những ai?
Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ được căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1682/QĐ-TTg năm 2023 (Có hiệu lực từ 26/12/2023) như sau:
Kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Hội đồng), gồm các thành viên:
1. Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;
- Chủ tịch Hội đồng sáng lập Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam;
- Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng.
3. Các thành viên:
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hội đồng Tư vấn du lịch;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Hàng hải Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hội đồng các hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long;
- Đại diện lãnh đạo Liên đoàn Doanh nghiệp Bình Dương;
- Đại diện lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội.
Trước đây, theo Điều 1 Quyết định 415/QĐ-TTg năm 2017 (Hết hiệu lực từ 26/12/2023) quy định Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ gồm các thành viên:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng;
- Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên;
- Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thành viên;
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên;
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thành viên;
- Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên;
- Đại diện Hội Luật gia Việt Nam, thành viên;
- Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thành viên;
- Chủ tịch Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam, thành viên;
- Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, thành viên;
- Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thành viên;
- Đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, thành viên;
- Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thành viên;
- Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, thành viên;
- Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, thành viên;
- Đại diện Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, thành viên;
- Đại diện Phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội, thành viên.
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính được quy định như thế nào?
Hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính được căn cứ theo Điều 4 Quyết định 1682/QĐ-TTg năm 2023 (Có hiệu lực từ 26/12/2023) như sau:
- Chủ tịch Hội đồng phê duyệt danh sách thành viên và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng; thành lập 04 Ban công tác (Ban Cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, Ban Đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, Ban Thư ký, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân) và phê duyệt thành viên tham gia Ban công tác; phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng, biểu dương theo quy định của pháp luật.
Hội đồng có thể thành lập mới hoặc kiện toàn các Ban công tác và được huy động chuyên gia trong, ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Các thành viên của Hội đồng thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo chủ chốt tham gia các hoạt động của Hội đồng, cử cán bộ đầu mối và thành lập các nhóm công tác để triển khai nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.
- Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực Hội đồng, có trách nhiệm điều phối, bảo đảm điều kiện làm việc của Hội đồng, cơ quan thường trực, giúp việc, thư ký Hội đồng và huy động các cơ quan, đơn vị khác có liên quan tham gia các hoạt động của Hội đồng; nghiên cứu các sáng kiến cải cách quy định hành chính do các thành viên Hội đồng đề xuất trước khi Chủ tịch Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ là cơ quan giúp việc của Hội đồng, thực hiện nhiệm vụ thư ký Hội đồng.
- Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ được sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ đối với các văn bản do Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng ký, ban hành.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình.
Trước đây, hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính được quy định theo Điều 3 Quyết định 415/QĐ-TTg năm 2017 (Hết hiệu lực từ 26/12/2023) quy định như sau:
Hoạt động của Hội đồng
1. Các thành viên của Hội đồng có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo chủ chốt tham gia các hoạt động của Hội đồng, cử cán bộ đầu mối và thành lập các nhóm công tác để triển khai nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.
2. Chủ tịch Hội đồng ban hành danh sách thành viên và Quy chế hoạt động của Hội đồng, thành lập các Ban công tác và phân công thành viên tham gia Ban công tác, phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng các thành viên Hội đồng, người đại diện, cán bộ đầu mối và các nhóm công tác của thành viên Hội đồng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực Hội đồng, có trách nhiệm điều phối, bảo đảm các điều kiện làm việc của Hội đồng và huy động các cơ quan, đơn vị khác có liên quan tham gia các hoạt động của Hội đồng; nghiên cứu các sáng kiến cải cách quy định hành chính do các thành viên Hội đồng đề xuất trước khi Chủ tịch Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ là cơ quan giúp việc của Hội đồng, thực hiện nhiệm vụ thư ký Hội đồng.
4. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ được sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ đối với các văn bản do Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng ký, ban hành.
Theo đó, hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính được quy định như sau:
- Các thành viên của Hội đồng có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo chủ chốt tham gia các hoạt động của Hội đồng, cử cán bộ đầu mối và thành lập các nhóm công tác để triển khai nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Hội đồng ban hành danh sách thành viên và Quy chế hoạt động của Hội đồng, thành lập các Ban công tác và phân công thành viên tham gia Ban công tác, phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng,
Đồng thời, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng các thành viên Hội đồng, người đại diện, cán bộ đầu mối và các nhóm công tác của thành viên Hội đồng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực Hội đồng, có trách nhiệm điều phối, bảo đảm các điều kiện làm việc của Hội đồng và huy động các cơ quan, đơn vị khác có liên quan tham gia các hoạt động của Hội đồng;
Nghiên cứu các sáng kiến cải cách quy định hành chính do các thành viên Hội đồng đề xuất trước khi Chủ tịch Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ là cơ quan giúp việc của Hội đồng, thực hiện nhiệm vụ thư ký Hội đồng.
- Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ được sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ đối với các văn bản do Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng ký, ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?