Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc gồm những thành phần nào? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng gì?
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 02/2015/TT-UBDT quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ủy ban Dân tộc
1. HĐTĐKT Ủy ban Dân tộc là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng.
...
Theo đó, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc gồm những thành phần nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 02/2015/TT-UBDT quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ủy ban Dân tộc
...
2. Thành phần HĐTĐKT có từ 13 đến 15 thành viên do Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định thành lập gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
b) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Thủ trưởng Vụ, đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ tham mưu về công tác thi đua, khen thưởng;
c) Các Ủy viên Hội đồng gồm: Lãnh đạo Vụ, đơn vị phụ trách Phòng Thi đua khen thưởng là Ủy viên thường trực Hội đồng; Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng là Ủy viên Thư ký Hội đồng; Đại diện Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số Lãnh đạo cấp Vụ, đơn vị là Ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định.
d) Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, Ủy viên thường trực Hội đồng, Ủy viên Thư ký Hội đồng.
Trong trường hợp cần thiết, HĐTĐKT có thể mời một số đại diện các Vụ, đơn vị có liên quan tham dự các cuộc họp của Hội đồng; các đại biểu mời được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
...
Theo đó, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc gồm những thành phần như sau:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Thủ trưởng Vụ, đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ tham mưu về công tác thi đua, khen thưởng;
- Các Ủy viên Hội đồng gồm: Lãnh đạo Vụ, đơn vị phụ trách Phòng Thi đua khen thưởng là Ủy viên thường trực Hội đồng; Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng là Ủy viên Thư ký Hội đồng; Đại diện Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số Lãnh đạo cấp Vụ, đơn vị là Ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định.
- Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, Ủy viên thường trực Hội đồng, Ủy viên Thư ký Hội đồng.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc có thể mời một số đại diện các Vụ, đơn vị có liên quan tham dự các cuộc họp của Hội đồng; các đại biểu mời được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 02/2015/TT-UBDT quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ủy ban Dân tộc
...
3. HĐTĐKT có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Bộ trưởng Chủ nhiệm kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thực hiện theo Quy chế hoạt động của HĐTĐKT do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành.
4. Thường trực HĐTĐKT có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao quy định tại Quy chế hoạt động của HĐTĐKT do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành.
Phòng Thi đua - Khen thưởng là đơn vị đầu mối giúp việc cho HĐTĐKT và Thường trực HĐTĐKT, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao quy định tại Quy chế hoạt động của HĐTĐKT do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành.
Theo đó, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân tộc có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
- Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
- Tham mưu cho Bộ trưởng Chủ nhiệm kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?