Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương hoạt động theo nguyên tắc nào? Phiên họp bất thường của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương được tổ chức khi nào?
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2033/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng như sau:;
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc công khai, tập trung, dân chủ. Hội đồng quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến các thành vên Hội đồng ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là quyết định, các ý kiến khác với quyết định của Hội đồng được bảo lưu.
2. Việc bình xét thi đua, khen thưởng căn cứ vào thành tích của tập thể, cá nhân trong công tác xây dựng ngành, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nội dung các cuộc họp của Hội đồng được ghi đầy đủ, trung thực trong biên bản; được chủ tọa, thư ký Hội đồng ký và lưu tại Vụ Thi đua – Khen thưởng
4. Khiếu nại, tố cáo của tập thể, cá nhân về thi đua, khen thưởng gửi đến Hội đồng được nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Các thành viên Hội đồng bảo đảm bí mật về nội dung và kết quả quá trình xét khen thưởng, chỉ khi có quyết định của Bộ trưởng hoặc thông báo của cơ quan thi đua, khen thưởng cấp trên mới được phổ biến rộng rãi.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương hoạt động theo nguyên tắc công khai, tập trung, dân chủ. Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp ý kiến các thành vên Hội đồng ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là quyết định, các ý kiến khác với quyết định của Hội đồng được bảo lưu.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng (Hình từ Internet)
Phiên họp bất thường của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương được tổ chức khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2033/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về phiên họp của Hội đồng như sau:
Phiên họp của Hội đồng
1. Hội đồng họp định kỳ mỗi quý một lần, Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền) điều hành các phiên họp của Hội đồng.
2. Phiên họp quý IV của Hội đồng tiến hành đánh giá công tác thi đua, khen thưởng của năm, thông qua kế hoạch phát động phong trào thi đua, khen thưởng cho năm sau.
3. Các phiên họp bất thường của Hội đồng chỉ được tổ chức khi Chủ tịch Hội đồng yêu cầu hoặc khi có quá một nửa tổng số ủy viên Hội đồng đề nghị.
4. Hội đồng tiến hành họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt và quyết định khen thưởng của Hội đồng chỉ có hiệu lực khi số phiếu biểu quyết tán thành trên 50% số thành viên Hội đồng.
5. Trường hợp không có đủ điều kiện tổ chức họp Hội đồng hoặc khi nội dung trình Hội đồng không đòi hỏi phải triệu tập thì Thường trực Hội đồng chuẩn bị nội dung bằng văn bản và gửi trực tiếp đến các Ủy viên Hội đồng để lấy ý kiến.
Như vậy, theo quy định trên thì phiên họp bất thường của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương được tổ chức khi Chủ tịch Hội đồng yêu cầu hoặc khi có quá một nửa tổng số ủy viên Hội đồng đề nghị.
Việc lấy ý kiến của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương bằng văn bản khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2033/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về lấy ý kiến Hội đồng như sau:
Lấy ý kiến Hội đồng
1. Việc lấy ý kiến của Hội đồng bằng văn bản khi:
a) Có ý kiến của Chủ tịch hội đồng hoặc ý kiến của Phó Chủ tịch hội đồng.
b) Có ít nhất 70% số thành viên Hội đồng được hỏi ý kiến.
c) Đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trong ngành liên quan đến Vụ, Cục chuyên ngành nào thì xin ý kiến của Vụ, Cục chuyên ngành đó.
2. Khi đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy viên Thường trực Hội đồng tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định khen thưởng hay trình cấp trên đề nghị khen thưởng.
3. Đối với trường hợp đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng thì phải tổ chức họp Hội đồng để thông qua, biểu quyết.
4. Chậm nhất sau năm ngày làm việc kể từ ngày hết hạn xin ý kiến, nếu người được xin ý kiến không trả lời thì được coi là đồng ý.
Như vậy, theo quy định trên thì việc lấy ý kiến của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương bằng văn bản khi:
- Có ý kiến của Chủ tịch hội đồng hoặc ý kiến của Phó Chủ tịch hội đồng.
- Có ít nhất 70% số thành viên Hội đồng được hỏi ý kiến.
- Đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trong ngành liên quan đến Vụ, Cục chuyên ngành nào thì xin ý kiến của Vụ, Cục chuyên ngành đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?