Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng có được sử dụng con dấu?
Cơ cấu của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2024/TT-BXD thì cơ cấu của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng như sau:
- Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng có được sử dụng con dấu? (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng có được sử dụng con dấu không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2024/TT-BXD về chế độ làm việc như sau:
Quy chế hoạt động và chế độ làm việc
...
2. Chế độ làm việc:
...
c) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập trong Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; thành viên Hội đồng quản lý là công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; các thành viên Hội đồng quản lý là viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và được xác định trong Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
d) Hội đồng quản lý hoạt động theo quy chế hoạt động được cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
đ) Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công việc của Hội đồng quản lý.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng có được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công việc của Hội đồng quản lý.
Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-BXD thì nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng như sau:
- Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết định chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định về chủ trương và trình cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông qua việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị cấu thành của đơn vị sự nghiệp công lập; Đề án vị trí việc làm, số lượng người làm việc hàng năm, điều chỉnh số lượng người làm việc hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định phê duyệt theo thẩm quyền.
- Thông qua kế hoạch tài chính, tài chính hàng năm, 3 năm, mức phí của các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và báo cáo quyết toán tài chính hằng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định các vấn đề khác của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?