Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng có bao nhiêu thành viên? Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ Quỹ Phát triển vì cộng đồng phê duyệt theo Quyết định 103/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ có 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và ba Ủy viên do các sáng lập viên tham gia Quỹ cử ra theo nguyên tắc đồng thuận. Việc thay đổi thành viên, xem xét bổ sung thêm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tuân theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là 5 năm, trừ trường hợp người đó từ chức, không đủ tư cách, hoặc bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng có 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và ba Ủy viên do các sáng lập viên tham gia Quỹ cử ra theo nguyên tắc đồng thuận.
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Điều lệ Quỹ Phát triển vì cộng đồng phê duyệt theo Quyết định 103/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
…
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Thông qua phương hướng hoạt động của Quỹ. Kiểm tra, xem xét và xác định phương châm điều hành và kế hoạch hoạt động của Quỹ;
b) Xác định cơ cấu tổ chức của Quỹ, lựa chọn Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ;
d) Thông qua các phương án lựa chọn nhà tài trợ và chương trình, dự án phù hợp với chức năng và mục đích của Quỹ;
đ) Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ;
e) Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính; báo cáo quyết toán của Quỹ;
g) Đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Tổ chức thực hiện quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, đổi tên và giải thể Quỹ theo quy định của Điều 21 và Điều 22 Điều lệ này.
i) Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thông qua phương hướng hoạt động của Quỹ. Kiểm tra, xem xét và xác định phương châm điều hành và kế hoạch hoạt động của Quỹ;
- Xác định cơ cấu tổ chức của Quỹ, lựa chọn Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
- Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ;
- Thông qua các phương án lựa chọn nhà tài trợ và chương trình, dự án phù hợp với chức năng và mục đích của Quỹ;
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ;
- Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính; báo cáo quyết toán của Quỹ;
- Đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, đổi tên và giải thể Quỹ theo quy định của Điều 21 và Điều 22 Điều lệ này.
- Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng do ai chủ trì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Điều lệ Quỹ Phát triển vì cộng đồng phê duyệt theo Quyết định 103/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ đưa ra các quyết định tại các cuộc họp của mình với điều kiện phải có từ 2/3 (hai phần ba) số thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ trở lên tham gia. Các quyết định của Hội đồng quản lý được đưa ra dựa trên nguyên tắc đồng thuận, các quyết định này có hiệu lực nếu ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên tán thành. Trong trường hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý sẽ xin ý kiến bằng văn bản, nếu thành viên Hội đồng vắng mặt đồng ý bằng văn bản về vấn đề được xin ý kiến thì ý kiến này cũng có giá trị như thành viên đó có mặt tại cuộc họp.
2. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được triệu tập và tổ chức theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ nhưng tối thiểu mỗi năm phải họp 1 lần. Trường hợp đặc biệt, cuộc họp bất thường được tổ chức theo yêu cầu của Chủ tịch hoặc của tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.
3. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, Phó chủ tịch được Chủ tịch ủy quyền chủ trì cuộc họp.
4. Việc triệu tập cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ phải được thông báo đến toàn bộ thành viên của Hội đồng trước đó từ 10 đến 15 ngày.
5. Mỗi thành viên trong Hội đồng quản lý Quỹ có thể ủy quyền bằng văn bản đề cử người đại diện tham gia cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ và biểu quyết thay mình trong phạm vi nội dung được ủy quyền.
6. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phải được tổ chức tại địa điểm của trụ sở đã đăng ký. Trong trường hợp có sự cho phép của Hội đồng quản lý Quỹ, cuộc họp có thể được tổ chức tại địa điểm khác theo từng lần.
Như vậy, theo quy định trên thì Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển vì cộng đồng do Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, Phó chủ tịch được Chủ tịch ủy quyền chủ trì cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?