Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục thành lập đúng không?
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục thành lập đúng không?
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục thành lập đúng không, căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDDT quy định:
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
1. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
2. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng
a) Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người;
...
Như vậy, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập , giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Ngoài ra, đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục thành lập đúng không? (Hình từ Internet)
Cuộc họp của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa được coi là hợp lệ khi nào?
Cuộc họp của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa được coi là hợp lệ khi nào, căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 27/2023/TT-BGDDT quy định:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
3. Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ kí của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Theo đó, cuộc họp của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khóa như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDDT quy định:
Nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên Hội đồng
1. Nhiệm vụ của Hội đồng
a) Tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
b) Tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng được quy định tại khoản 1 Điều này; Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng (nội dung phân công được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng); Điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng; kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần);
...
Theo đó, nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa bao gồm những nội dung sau:
- Tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn;
+ Các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên;
+ Danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
- Tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDDT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?