Hội đồng kỷ luật viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào và có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng kỷ luật viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 9 Quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014, có quy định về hội đồng kỷ luật như sau:
Hội đồng kỷ luật
…
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:
3.1. Hội đồng kỷ luật công chức:
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
b) Nội dung cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật.
3.2 Hội đồng kỷ luật viên chức:
a) Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
b) Nội dung cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng kỷ luật viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc sau:
Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
Nội dung cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
Hội đồng kỷ luật viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng kỷ luật viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014, có quy định về thành phần Hội đồng kỷ luật như sau:
Thành phần Hội đồng kỷ luật
...
2. Hội đồng kỷ luật viên chức:
2.1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp;
d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó lựa chọn và cử ra;
e) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp.
2.2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
b) Một ủy viên Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp;
d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp;
e) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng kỷ luật viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ có 05 thành viên như sau:
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
+ Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp;
+ Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp;
+ Một ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó lựa chọn và cử ra;
+ Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp.
- Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
+ Một ủy viên Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ;
+ Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp;
+ Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp;
+ Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp.
Trình tự ra quyết định kỷ luật viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 11 Quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014, có quy định về trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật như sau:
Trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật
…
3. Quyết định xử lý kỷ luật
3.1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ (đối với kỷ luật công chức) và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp (đối với kỷ luật viên chức).
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì Tổng Thanh tra Chính phủ ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm pháp luật.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
…
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự ra quyết định kỷ luật công chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) báo cáo Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp (đối với kỷ luật viên chức).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
.jpg)



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5 Mẫu bài văn thuyết minh về hiện tượng núi lửa ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
- Sáp nhập xã: Trạm Y tế xã có chức năng và nhiệm vụ được quy định như thế nào sau khi sáp nhập chi tiết?
- Phép thế là gì? Ví dụ về phép thế? Tác dụng của phép thế? Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cần những nội dung chủ yếu nào?
- Tội lừa dối khách hàng đi tù bao nhiêu năm? Chi tiết Tội lừa dối khách hàng khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự?
- Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn được đề nghị đặc xá cần đạt những điều kiện nào theo Quyết định 266?