Hội đồng Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu thành viên? Hội đồng có nhiệm kỳ hoạt động bao nhiêu năm?
Hội đồng Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Hội đồng Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại khoản 5 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2015 như sau:
Hội đồng Học viện
...
3. Giám đốc Học viện có trách nhiệm thực hiện quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng Học viện về những nội dung được quy định tại mục 1 của điều này. Khi Giám đốc Học viện không nhất trí với quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan chủ quản.
4. Hội đồng Học viện có các thành viên gồm: Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Học viện, đại diện các giảng viên, cán bộ quản lý, giáo dục có uy tín trong và ngoài Học viện, các tổ chức chính trị - xã hội trong Học viện. Chủ tịch Hội đồng là chuyên trách hoặc bán chuyên trách do các thành viên của Hội đồng Học viện bầu theo nguyên tắc đa số.
5. Hội đồng Học viện do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập, tổng số thành viên Hội đồng Học viện là một số lẻ từ 15 đến 31 thành viên.
Theo đó, tổng số thành viên Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh là một số lẻ từ 15 đến 31 thành viên, Hội đồng Học viện do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập.
Hội đồng Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ hoạt động bao nhiêu năm?
Hội đồng Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2015 như sau:
Hội đồng Học viện
Hội đồng Học viện là cơ quan quản trị của Học viện, có nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng Học viện quyết nghị các chủ trương, chính sách cơ bản, quan trọng và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Học viện để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Học viện theo Điều lệ của trường đại học.
1. Hội đồng Học viện có các nhiệm vụ sau:
a) Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của Học viện bao gồm dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học, học viện trong nước.
b) Quyết nghị về dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế trước khi Giám đốc Học viện trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Quyết nghị chủ trương chi tiêu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ nguồn vốn của Học viện.
d) Giám sát thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của Học viện” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành và các quyết nghị của Hội đồng Học viện, báo cáo cơ quan chủ quản, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Các cuộc họp của Hội đồng Học viện được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Các quyết nghị của Hội đồng chỉ có giá trị khi có quá nửa số thành viên Hội đồng nhất trí.
3. Giám đốc Học viện có trách nhiệm thực hiện quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng Học viện về những nội dung được quy định tại mục 1 của điều này. Khi Giám đốc Học viện không nhất trí với quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan chủ quản.
...
Theo đó, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản trị của Học viện, có nhiệm kỳ 5 năm.
Hội đồng Học viện quyết nghị các chủ trương, chính sách cơ bản, quan trọng và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Học viện để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Học viện theo Điều lệ của trường đại học.
Ngoài Hội đồng thì Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh còn có những phòng ban nào khác?
Cơ cấu tổ chức của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức Học viện
Cơ cấu tổ chức của Học viện bao gồm:
1. Hội đồng Học viện;
2. Giám đốc và các Phó Giám đốc;
3. Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn;
4. Các phòng, ban chức năng;
5. Các khoa, bộ môn trực thuộc Học viện, trung tâm, thư viện;
6. Các bộ môn trực thuộc khoa;
7. Ký túc xá và các bộ phận phục vụ;
8. Các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở phục vụ đào tạo;
9. Các tổ chức khác (nếu có);
10. Tổ chức Đảng và các đoàn thể.
Cơ cấu tổ chức của Học viện bao gồm:
- Hội đồng Học viện;
- Giám đốc và các Phó Giám đốc;
- Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn;
- Các phòng, ban chức năng;
- Các khoa, bộ môn trực thuộc Học viện, trung tâm, thư viện;
- Các bộ môn trực thuộc khoa;
- Ký túc xá và các bộ phận phục vụ;
- Các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở phục vụ đào tạo;
- Các tổ chức khác (nếu có);
- Tổ chức Đảng và các đoàn thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?