Hội đồng Giáo sư Nhà nước Việt Nam có tên gọi cũ là Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đúng không?

Cho anh hỏi: Hội đồng Giáo sư Nhà nước do ai quyết định thành lập? Hội đồng Giáo sư Nhà nước Việt Nam có tên gọi cũ là Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đúng không? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh T. (Hà Nội)

Hội đồng Giáo sư Nhà nước do ai quyết định thành lập?

Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước được quy định theo khoản 2 Điều 13 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg như sau:

Cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước
...
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước; bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các Phó Chủ tịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
...

Căn cứ quy định trên Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước Việt Nam có tên gọi cũ là Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đúng không?

* Giai đoạn trước năm 1976:

Ngày 11 tháng 9 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 162-CP về hệ thống chức vụ khoa học và tiêu chuẩn các chức vụ khoa học trong lĩnh vực công tác giảng dạy đại học và công tác nghiên cứu khoa học.

Căn cứ Quyết định này, 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu đã được nhà nước phong hàm giáo sư đầu tiên của Việt Nam. Cụ thể: Sử học 05 GS; Văn học 03 GS; Triết học 01 GS; Toán học 02 GS; Vật lý 01 GS; Hóa học 01 GS; Y học 14 GS; Nông học 01 GS; Cơ khí 01 GS.

* Giai đoạn 1980 - 1989:

Ngày 25 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 153-HĐBT về việc thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học nhà nước.

* Giai đoạn 1990 - 1995:

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 153-HĐBT ngày 25/9/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học nhà nước.

- Tên gọi Hội đồng không có thay đổi so với giai đoạn trước.

* Giai đoạn 1996 - 2000:

Ngày 04 tháng 3 năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Học hàm nhà nước.

- Tên Hội đồng: Hội đồng Học hàm nhà nước.

* Giai đoạn 2000 - 2008:

- Ngày 19 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 138/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.

- Tên gọi: Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước

* Giai đoạn 2009 - 2014:

- Tiếp tục thực hiện Quyết định 138/2001/QĐ-TTg ngày 19/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.

- Tên gọi Hội đồng không có thay đổi so với giai đoạn trước.

* Giai đoạn 2014 - 2019 (Kéo dài của nhiệm kỳ 2009 - 2014):

Tiếp tục áp dụng các văn bản hiện hành như trong nhiệm kỳ 2009-2014.

* Giai đoạn 2019 đến nay:

- Ngày 24 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1814/QĐ-TTg năm 2018 về việc thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023;

- Tên gọi: Hội đồng Giáo sư nhà nước

Theo đó, có thể thấy Hội đồng Giáo sư Nhà nước Việt Nam có tên gọi cũ là Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.

hội đồng chức danh giáo sư

Hội đồng Giáo sư Nhà nước Việt Nam có tên gọi cũ là Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đúng không? (Hình từ Internet)

Hội đồng Giáo sư Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Hội đồng Giáo sư Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT như sau:

(1) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg, cụ thể:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Hội đồng Giáo sư nhà nước tổ chức hướng dẫn hoạt động của các Hội đồng Giáo sư cơ sở và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
2. Tổ chức thu nhận báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học, phân loại hồ sơ của ứng viên do các cơ sở giáo dục đại học đề nghị theo ngành, chuyên ngành khoa học, công khai hồ sơ của ứng viên trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước và chuyển đến các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
3. Xem xét và thông qua danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề xuất.
4. Xét các trường hợp đặc biệt đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; xử lý các trường hợp sai sót, thắc mắc trong quá trình xét của các Hội đồng Giáo sư cơ sở và Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
5. Xét hủy bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của người đã được công nhận nhưng bị phát hiện là không đủ tiêu chuẩn quy định.
6. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (nếu có) theo quy định của pháp luật.
7. Tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc định hướng phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư; chất lượng đào tạo tiến sĩ và tham gia xây dựng chính sách phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư.

(2) Thông qua kế hoạch xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư hàng năm do Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước đề xuất.

(3) Hàng năm, bổ sung và cập nhật những nội dung cần thiết, phù hợp với thực tiễn vào các biểu mẫu trong Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg .

(4) Tư vấn cho Chủ tịch Hội đồng trong xác định ngành, chuyên ngành đặc thù; xác định danh mục tạp chí khoa học, nhà xuất bản quốc tế được tính điểm và danh mục tạp chí khoa học, nhà xuất bản có uy tín cho các nhóm ngành; định hướng việc đánh giá chất lượng và phát triển các tạp chí khoa học trong nước.

(5) Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư và chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Hội đồng Giáo sư nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng Giáo sư Nhà nước Việt Nam có tên gọi cũ là Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đúng không?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước bắt buộc phải có chức danh giáo sư không?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước cần đáp ứng điều kiện gì? Do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước cần có đủ các tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Hội đồng Giáo sư nhà nước có con dấu hình quốc huy và tài khoản riêng theo quy định hiện nay hay không?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước do ai bổ nhiệm? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thế nào?
Pháp luật
Hội đồng Giáo sư nhà nước gồm có bao nhiêu Phó Chủ tịch? Và do ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm?
Pháp luật
Người đứng đầu Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước được bổ nhiệm lại cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng Giáo sư nhà nước
600 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng Giáo sư nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào