Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương có thẩm quyền như thế nào? Cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện nhiệm vụ gì?
Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương gồm những thành phần nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định về nguyên tắc thành lập Hội đồng giám định y khoa như sau:
Nguyên tắc thành lập Hội đồng giám định y khoa
…
3. Thành phần Hội đồng giám định y khoa:
a) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, các Bộ, cấp trung ương có 05 (năm) thành viên, hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, bao gồm các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên môn;
b) Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối tối thiểu có 05 (năm) thành viên, hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, bao gồm các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên môn.
…
Theo đó, hội đồng giám định y khoa cấp trung ương có 05 thành viên, hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, bao gồm các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên môn.
Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương có thẩm quyền như thế nào? Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương có thẩm quyền như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương như sau:
Thẩm quyền của Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương
1. Giám định y khoa lần đầu và giám định y khoa lại đối với đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quyết định phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế khi có đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng hoặc đối tượng, trừ đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người khuyết tật.
2. Giám định y khoa phúc quyết đối với các trường hợp:
a) Vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
b) Đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
c) Đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý khi cơ quan quản lý đối tượng hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an đề nghị.
Theo đó, hội đồng giám định y khoa cấp trung ương có thẩm quyền như sau:
- Giám định y khoa lần đầu và giám định y khoa lại đối với đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quyết định phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế khi có đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng hoặc đối tượng, trừ đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người khuyết tật.
- Giám định y khoa phúc quyết đối với các trường hợp:
+ Vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
+ Đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
+ Đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý khi cơ quan quản lý đối tượng hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an đề nghị.
Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 12 Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 11 Thông tư này.
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giám định y khoa.
3. Thực hiện chỉ đạo tuyến, kiểm tra, giám sát, đào tạo, đào tạo liên tục, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa.
4. Nghiên cứu khoa học, tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng chính sách pháp luật và quy chế chuyên môn trong lĩnh vực giám định y khoa.
Theo đó, cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Đề xuất việc thành lập, kiện toàn Hội đồng giám định y khoa, bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa.
- Tiếp nhận, rà soát, giải quyết hồ sơ đề nghị giám định y khoa thực hiện theo quy định Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
- Thực hiện giám định y khoa theo trình tự quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BYT.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất công tác chuyên môn nghiệp vụ giám định y khoa, công tác tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho hoạt động giám định y khoa.
- Giải quyết hoặc đề xuất giải quyết đề nghị, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giám định y khoa.
- Quản lý con dấu của Hội đồng giám định y khoa.
- Lưu hồ sơ giám định y khoa theo quy định của pháp luật
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giám định y khoa.
- Thực hiện chỉ đạo tuyến, kiểm tra, giám sát, đào tạo, đào tạo liên tục, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa.
- Nghiên cứu khoa học, tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng chính sách pháp luật và quy chế chuyên môn trong lĩnh vực giám định y khoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?