Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải có đại diện của các Bộ nào?
- Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải có đại diện của các Bộ nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải công bố thông tin bất thường khi có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể phải chấm dứt các hoạt động kinh doanh khi nào?
Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải có đại diện của các Bộ nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 43 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Theo đó, Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải có đại diện các Bộ sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài đại diện của các Bộ được liệt kê ở trên thì Hội đồng giải thể của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập còn phải có đại diện các cơ quan sau:
- Người đứng đầu cơ quan được giao thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu là Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp;
- Đại diện các tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp bị giải thể;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể;
- Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức khác tham gia Hội đồng giải thể.
Lưu ý: Người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp.
Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho người quyết định giải thể về việc tổ chức thực hiện giải thể doanh nghiệp.
Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải có đại diện của các Bộ nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải công bố thông tin bất thường khi có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
Đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Theo đó, đối với trường hợp có quyết định giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có trách nhiệm công bố thông tin bất thường, cụ thể:
Doanh nghiệp phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ tính từ thời điểm có quyết định giải thể doanh nghiệp.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bị giải thể;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty doanh nghiệp bị giải thể.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể phải chấm dứt các hoạt động kinh doanh khi nào?
Dựa vào quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì tính từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể có trách nhiệm chấm dứt các hoạt động kinh doanh.
Lưu ý số 1: cũng trong khoản thời gian này doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể còn có trách nhiệm sau:
- Không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
- Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
- Lập các danh sách sau:
+ Danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm);
+ Danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
- Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Lưu ý số 2: Thời gian giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá 01 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực và có thể kéo dài thêm nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp được người quyết định giải thể đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp có vướng mắc, khó khăn dẫn đến kéo dài thời gian giải thể so với thời hạn nêu trên thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thời hạn giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học? Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào?
- Lịch nhận lương hưu tháng 12 năm 2024 chi tiết? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 vào thời gian nào?
- Lời chúc Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam 28 11 ngắn gọn, ý nghĩa? Ngày 28 tháng 11 là thứ mấy?
- Kỷ niệm 204 năm Ngày sinh Ph Ăngghen 28 11 2024 tuyên truyền như thế nào? Ngày 28 11 2024 thứ mấy?
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?