Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thành lập để xử lý khoản nợ xấu có giá khởi điểm bao nhiêu?
- Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thành lập để xử lý khoản nợ xấu có giá khởi điểm bao nhiêu?
- Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có kết quả biểu quyết bằng nhau thì ai là người quyết định?
- Chủ tịch Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thành lập để xử lý khoản nợ xấu có giá khởi điểm bao nhiêu?
Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thành lập để xử lý khoản nợ xấu có giá khởi điểm bao nhiêu phải căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 61/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Công ty Quản lý tài sản quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn quy định tại Điều 8 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 8 Nghị định 61/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn
1. Khoản nợ xấu hoặc tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn là khoản nợ xấu hoặc tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản có giá khởi điểm từ 100 tỷ đồng trở lên.
2. Giá khởi điểm quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 Nghị định này, giá khởi điểm được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
b) Đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu ngoài các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, giá khởi điểm được xác định theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thành lập để xử lý khoản nợ xấu có giá khởi điểm từ 100 tỷ đồng trở lên.
Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu xử lý khoản nợ xấu?(Hình từ Internet)
Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có kết quả biểu quyết bằng nhau thì ai là người quyết định?
Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có kết quả biểu quyết bằng nhau thì ai là người quyết định phải căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 61/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thực hiện phải có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có đấu giá viên, đại diện tổ chức tín dụng bán nợ (trường hợp bán đấu giá khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt).
2. Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc số phiếu bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định cuối cùng.
Về nguyên tắc thì Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín.
Như vậy, Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có kết quả biểu quyết bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định cuối cùng.
Chủ tịch Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 61/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Chủ tịch Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
b) Chủ trì cuộc họp của Hội đồng; phân công trách nhiệm cho từng thành viên;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Quy chế hoạt động của Hội đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thành viên Hội đồng thực hiện các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng.
3. Thành viên của Hội đồng là đấu giá viên chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành cuộc đấu giá
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì cuộc họp của Hội đồng; phân công trách nhiệm cho từng thành viên.
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Quy chế hoạt động của Hội đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?