Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia được thành lập nhằm mục đích gì và có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia được thành lập nhằm mục đích gì?
Mục đích của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia được thành lập được nêu ở Điều 1 Quyết định 743/QĐ-TTg năm 2023 cụ thể:
Thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia (dưới đây gọi tắt là Hội đồng) để thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có con dấu hình quốc huy.
Theo đó, thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia để thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia (Hình từ Internet)
Các thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia làm việc theo chế độ nào?
Chế độ làm việc của thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định ở khoản 2 Điều 3 Quyết định 743/QĐ-TTg năm 2023 cụ thể:
Thành phần và chế độ làm việc của Hội đồng
1. Thành phần của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Các thành viên gồm:
- Thứ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng;
- Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam;
- Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam;
- Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;
- Đại diện các cơ quan, tổ chức: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Cục Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng theo văn bản cử cán bộ tham gia Hội đồng của các bộ, ngành; ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản và các lĩnh vực khác có liên quan tham gia vào việc thẩm định trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
2. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
Như vậy, các thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định ở Điều 2 Quyết định 743/QĐ-TTg năm 2023 cụ thể:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thẩm định, phê duyệt hoặc công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và báo cáo thăm dò nâng cấp trữ lượng làm cơ sở cho công tác quản lý, lập dự án đầu tư khai thác mỏ và thiết kế khai thác, phát triển mỏ; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng tiêu chuẩn về phân cấp trữ lượng khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền.
3. Xem xét, thống nhất chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản rắn trong quá trình thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
4. Quản lý hồ sơ, tài liệu, cơ sở dữ liệu về trữ lượng khoáng sản; thống kê trữ lượng khoáng sản đã được Hội đồng phê duyệt hoặc công nhận.
5. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.
6. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.
Như vậy, Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thẩm định, phê duyệt hoặc công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và báo cáo thăm dò nâng cấp trữ lượng làm cơ sở cho công tác quản lý, lập dự án đầu tư khai thác mỏ và thiết kế khai thác, phát triển mỏ; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng tiêu chuẩn về phân cấp trữ lượng khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền.
- Xem xét, thống nhất chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản rắn trong quá trình thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu, cơ sở dữ liệu về trữ lượng khoáng sản; thống kê trữ lượng khoáng sản đã được Hội đồng phê duyệt hoặc công nhận.
- Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?