Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có thẩm quyền phê duyệt đối với tất cả các trữ lượng khoáng sản được cơ quan nhà nước cấp phép đúng không?
- Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có thẩm quyền phê duyệt đối với tất cả các trữ lượng khoáng sản được cơ quan nhà nước cấp phép đúng không?
- Hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia được quy định như thế nào?
- Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản có cần nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản hay không?
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có thẩm quyền phê duyệt đối với tất cả các trữ lượng khoáng sản được cơ quan nhà nước cấp phép đúng không?
Thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
- Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình.
Như vậy, Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia chỉ có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Còn đối với trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sẽ do chính Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia như sau:
(1) Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Hội đồng có Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; các thành viên là đại diện các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ và các thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị.
Cơ quan giúp việc cho Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia do Chủ tịch Hội đồng quy định.
(2) Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt hoặc công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về phân cấp trữ lượng khoáng sản; thống kê trữ lượng khoáng sản đã phê duyệt thuộc thẩm quyền.
(3) Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoạt động thông qua phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia triệu tập. Các thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
Tải về mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định như thế nào?
Tại Điều 34 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cụ thể như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thẩm định, phê duyệt, công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền;
b) Xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác thuộc thẩm quyền cấp phép.
(2) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công nhận trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác quy định tại khoản 1 Điều này.
(3) Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia có chuyên môn sâu về thăm dò khoáng sản để thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trước khi trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép.
Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản có cần nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản hay không?
Tại khoản 2 Điều 49 Luật Khoáng sản 2010 có quy định:
"2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường."
Theo đó, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản dù do cơ quan nào cấp phép thì cũng cần phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cả Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, pháp luật quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản cũng như việc tổ chức, cá nhân thực hiện thăm dò khoáng sản phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho cơ quan có thẩm quyền, cụ thể theo quy định trong bài viết trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?