Hội đồng chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ NNPTNT quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương tự giải thể khi nào?
- Hội đồng chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ NNPTNT quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương làm việc theo phương thức nào?
- Thành viên Hội đồng chuyên môn quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương có nhiệm vụ, trách nhiệm gì?
- Hội đồng chuyên môn quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương tự giải thể khi nào?
Hội đồng chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ NNPTNT quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương làm việc theo phương thức nào?
Hội đồng chuyên môn được quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB năm 2020 như sau:
Hội đồng
...
3. Phương thức hoạt động của hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo phương thức cuộc họp để thảo luận tập thể, dân chủ, tôn trọng ý kiến các thành viên;
b) Phiên họp của hội đồng phải có mặt tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên của hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (được Chủ tịch ủy quyền), ủy viên thư ký. Thành viên vắng mặt phải báo cáo và được cơ quan, đơn vị mời họp, Chủ tịch hội đồng đồng ý; không phải gửi ý kiến nhận xét, đánh giá. hội đồng đánh giá đạt hoặc thông qua khi có từ 2/3 (hai phần ba) thành viên hội đồng trở lên (tính theo số lượng thành viên tại quyết định thành lập hội đồng) đánh giá, cho điểm đạt hoặc nhất trí thông qua bằng phiếu;
c) Ý kiến tư vấn, đánh giá của thành viên hội đồng được thể hiện trong phiếu nhận xét, đánh giá, biểu quyết, phát biểu của thành viên hội đồng, được Thư ký ghi trong biên bản họp hội đồng, được chủ tịch hội đồng kết luận hoặc bảo lưu theo quy định;
...
Như vậy, theo quy định, hội đồng chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương làm việc theo phương thức cuộc họp để thảo luận tập thể, dân chủ, tôn trọng ý kiến các thành viên.
Lưu ý: Phiên họp của hội đồng phải có mặt tối thiểu 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (được Chủ tịch ủy quyền), ủy viên thư ký.
Hội đồng chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ NNPTNN quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương làm việc theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng chuyên môn quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương có nhiệm vụ, trách nhiệm gì?
Nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên hội đồng chuyên môn được quy định tại khoản 5 Điều 4 Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB năm 2020 như sau:
Hội đồng
...
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định tại quyết định của Bộ thành lập hội đồng;
d) Nhiệm vụ, trách nhiệm của Phó Chủ tịch hội đồng: ngoài nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên hội đồng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của Phó Chủ tịch hội đồng được quy định cụ thể tại quyết định thành lập hội đồng; theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch hội đồng;
đ) Tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể, Bộ sẽ ban hành quyết định thành lập hội đồng, giao nhiệm vụ cho hội đồng và phân công đơn vị làm Chủ tịch hội đồng.
5. Nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên hội đồng:
a) Dự các cuộc họp của hội đồng;
b) Nhận xét, góp ý kiến đảm bảo có chất lượng, trung thực, khách quan, không vụ lợi;
c) Thực hiện bảo mật các thông tin được cung cấp theo quy định pháp luật;
d) Được hưởng chế độ của thành viên hội đồng theo quy định pháp luật;
đ) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan quản lý, bổ nhiệm mình về thực hiện nhiệm vụ được giao và ý kiến tư vấn, thẩm định, nhận xét.
Như vậy, theo quy định, thành viên Hội đồng chuyên môn quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương có các nhiệm vụ, trách nhiệm sau đây:
(1) Dự các cuộc họp của hội đồng;
(2) Nhận xét, góp ý kiến đảm bảo có chất lượng, trung thực, khách quan, không vụ lợi;
(3) Thực hiện bảo mật các thông tin được cung cấp theo quy định pháp luật;
(4) Được hưởng chế độ của thành viên hội đồng theo quy định pháp luật;
(5) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan quản lý, bổ nhiệm mình về thực hiện nhiệm vụ được giao và ý kiến tư vấn, thẩm định, nhận xét.
Hội đồng chuyên môn quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương tự giải thể khi nào?
Hội đồng chuyên môn được quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB năm 2020 như sau:
Hội đồng
...
3. Phương thức hoạt động của hội đồng
...
đ) Nội dung cuộc họp hội đồng phải được Thư ký ghi chép đầy đủ thành biên bản. Biên bản họp hội đồng phải có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký. Bản gốc biên bản họp hội đồng được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị trình Bộ thành lập hội đồng;
e) Trước phiên họp ít nhất 03 ngày làm việc, hồ sơ phải gửi đến thành viên hội đồng;
g) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
4. Nhiệm vụ, trách nhiệm của Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng: Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về điều hành thực hiện nhiệm vụ của hội đồng. Ngoài nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên hội đồng, Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng có trách nhiệm cụ thể:
a) Chủ tọa, điều hành các cuộc họp; đề xuất nội dung và các vấn đề thảo luận ở hội đồng; tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp hội đồng;
...
Như vậy, theo quy định, hội đồng chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?