Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Hội đồng các Ban chuyên gia này có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5.1 Điều 5 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng các Ban chuyên gia như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng các Ban chuyên gia
5.1. Cơ cấu tổ chức
- Hội đồng các tiểu ban chuyên gia gồm các Ban chuyên gia phân theo ngành hàng;
- Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia ra quyết định thành lập Hội đồng các Ban Chuyên gia;
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia.
- Số lượng các Ban chuyên gia được chia thành các tiểu ban theo từng ngành hàng;
- Mỗi Ban chuyên gia bao gồm 5 thành viên với cơ cấu 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban và 3 ủy viên;
- Trưởng mỗi ban chuyên gia do thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia thuộc lĩnh vực chuyên ngành giới thiệu hoặc do Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia yêu cầu Bộ/Ngành liên quan giới thiệu;
- Phó trưởng Ban chuyên gia là chuyên gia về tiêu chuẩn hóa và chất lượng của ngành mà Ban Chuyên gia phụ trách;
- 03 ủy viên là các chuyên gia tư vấn về quản trị kinh doanh, marketing chiến lược và xây dựng thương hiệu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
- Hội đồng các tiểu ban chuyên gia gồm các Ban chuyên gia phân theo ngành hàng;
- Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia ra quyết định thành lập Hội đồng các Ban Chuyên gia;
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia.
- Số lượng các Ban chuyên gia được chia thành các tiểu ban theo từng ngành hàng;
- Mỗi Ban chuyên gia bao gồm 5 thành viên với cơ cấu 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban và 3 ủy viên;
- Trưởng mỗi ban chuyên gia do thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia thuộc lĩnh vực chuyên ngành giới thiệu hoặc do Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia yêu cầu Bộ/Ngành liên quan giới thiệu;
- Phó trưởng Ban chuyên gia là chuyên gia về tiêu chuẩn hóa và chất lượng của ngành mà Ban Chuyên gia phụ trách;
- 03 ủy viên là các chuyên gia tư vấn về quản trị kinh doanh, marketing chiến lược và xây dựng thương hiệu.
Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 5.2 Điều 5 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng các Ban chuyên gia như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng các Ban chuyên gia
…
5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Hội đồng các Ban chuyên gia là bộ phận giúp việc cho Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Nghiên cứu, soạn thảo và đề xuất điều chỉnh hệ thống các tiêu chí lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam;
- Thẩm định hồ sơ thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Điều tra và thẩm định thực tế tại doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Lập báo cáo đánh giá kết quả lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Được cung cấp báo cáo, thông tin, tài liệu và ấn phẩm của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Hội đồng các Ban chuyên gia là bộ phận giúp việc cho Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Nghiên cứu, soạn thảo và đề xuất điều chỉnh hệ thống các tiêu chí lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam;
- Thẩm định hồ sơ thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Điều tra và thẩm định thực tế tại doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Lập báo cáo đánh giá kết quả lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Được cung cấp báo cáo, thông tin, tài liệu và ấn phẩm của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 5.3 Điều 5 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng các Ban chuyên gia như sau
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng các Ban chuyên gia
...
5.3. Phương thức hoạt động
- Các cuộc họp Hội đồng các Ban chuyên gia họp sẽ do Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia sẽ triệu tập;
- Các cuộc họp Ban chuyên gia sẽ do Ban Thư ký phối hợp, sắp xếp và tổ chức;
- Trưởng ban Ban chuyên gia chủ trì các cuộc họp và có trách nhiệm điều hành, tổng hợp, báo cáo kết quả lên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia thông qua Ban Thư ký
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam hoạt động theo phương thức sau:
- Các cuộc họp Hội đồng các Ban chuyên gia họp sẽ do Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia sẽ triệu tập;
- Các cuộc họp Ban chuyên gia sẽ do Ban Thư ký phối hợp, sắp xếp và tổ chức;
- Trưởng ban Ban chuyên gia chủ trì các cuộc họp và có trách nhiệm điều hành, tổng hợp, báo cáo kết quả lên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia thông qua Ban Thư ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?