Hội Địa hóa Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? Những người nào được tham gia làm hội viên Hội Địa hóa Việt Nam?
Hội Địa hóa Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ Hội Địa hóa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 122/2005/QĐ-BNV, có quy định về nguyên tắc tổ chức như sau:
Nguyên tắc tổ chức
Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội đều do bầu cử lập ra và làm việc trên nguyên tắc tâp thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tổ chức các cấp của Hội được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với Điều lệ Hội, các Nghị quyết của Trung ương Hội và pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Địa hóa Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội đều do bầu cử lập ra và làm việc trên nguyên tắc tâp thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tổ chức các cấp của Hội được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với Điều lệ Hội, các Nghị quyết của Trung ương Hội và pháp luật của Nhà nước.
Hội Địa hóa Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội Địa hóa Việt Nam có nguồn thu đến từ đâu?
Căn cứ tại Điều 17 Điều lệ Hội Địa hóa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 122/2005/QĐ-BNV, có quy định về nguồn thu của Hội như sau:
Nguồn thu của Hội
1. Hội phí do hội viên đóng;
2. Tiền ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
3. Tiền thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và hoạt động hợp pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Địa hóa Việt Nam có nguồn thu đến từ hội phí do hội viên đóng; Tiền ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiền thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và hoạt động hợp pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Những người nào được tham gia làm hội viên Hội Địa hóa Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ Hội Địa hóa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 122/2005/QĐ-BNV, có quy định về hội viên và tiêu chuẩn hội viên như sau:
Hội viên và tiêu chuẩn hội viên
1. Công dân Việt Nam làm công tác Địa hóa hoặc có liên quan đến ngành nghề địa hóa, có điều kiện tham gia thường xuyên và các hoạt động của Hội, tự nguyện làm đơn gia nhập hội, đều có thể xem xét kết nạp là hội viên của Hội Địa hóa Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước có hiểu biết về ngành Địa chất, có nhiệt tình đóng góp cho Hội, tán thành Điều lệ Hội nhưng chưa đủ điều kiện để trở thành hội viên chính thức, được Hội xem xét công nhận là Hội viên liên kết. Hội viên liên kết được hưởng quyền và nghĩa vụ như các hội viên khác của Hội nhưng không cao quyền ứng cử, bầu cử vào Ban chấp hành và các chức danh lãnh đạo của Hội, không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.
3. Thể thức kết nạp và khai trừ hội viên do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định.
4. Hội viên Hội Địa hóaViệt Nam có thể tham gia vào các hội khác.
Như vậy, theo quy định trên thì Công dân Việt Nam làm công tác Địa hóa hoặc có liên quan đến ngành nghề địa hóa, có điều kiện tham gia thường xuyên và các hoạt động của Hội, tự nguyện làm đơn gia nhập hội, đều có thể xem xét kết nạp là hội viên của Hội Địa hóa Việt Nam
Công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước có hiểu biết về ngành Địa chất, có nhiệt tình đóng góp cho Hội, tán thành Điều lệ Hội nhưng chưa đủ điều kiện để trở thành hội viên chính thức, được Hội xem xét công nhận là Hội viên liên kết.
Hội viên tham gia Hội Địa hóa Việt Nam thì có những quyền lợi và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ Hội Địa hóa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 122/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ và quyền lợi của hội viên như sau:
Nhiệm vụ và quyền lợi của hội viên
1. Hội viên có nhiệm vụ tuyên truyền, hưởng ứng mọi hoạt động của Hội, thi hành Điều lệ Hội và đóng hội phí.
2. Hội viên có quyền:
a) Tham gia các hoạt động của Hội, được Hội giúp đỡ để tham gia các hoạt động khoa học kỹ thuật, đào tạo ở trong nước ngoài nước, được hưởng các quyền lợi khác do Trung ương Hội quy định;
b) Được quyền thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội, bầu cử, ứng cử vào các cơ quan của Hội, được cấp thẻ hội viên và được xin ra khỏi Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên tham gia Hội Địa hóa Việt Nam có những quyền lợi và nhiệm vụ như sau:
- Nhiệm vụ: Hội viên có nhiệm vụ tuyên truyền, hưởng ứng mọi hoạt động của Hội, thi hành Điều lệ Hội và đóng hội phí.
- Quyền lợi:
+ Tham gia các hoạt động của Hội, được Hội giúp đỡ để tham gia các hoạt động khoa học kỹ thuật, đào tạo ở trong nước ngoài nước, được hưởng các quyền lợi khác do Trung ương Hội quy định;
+ Được quyền thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội, bầu cử, ứng cử vào các cơ quan của Hội, được cấp thẻ hội viên và được xin ra khỏi Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?