Hội Địa hóa Việt Nam được thành lập nhằm mục đích như thế nào? Hội Địa hóa Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hội Địa hóa Việt Nam được thành lập nhằm mục đích như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Hội Địa hóa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 122/2005/QĐ-BNV, có quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội Địa hóa Việt Nam (sau đây gọi là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những người hoạt động trong chuyên ngành Địa hóa. Hội Địa hóa là Hội thành viên của Tổng Hội Địa chất Việt Nam. Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ Hội.
Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Địa hóa nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Địa hóa Việt Nam được thành lập nhằm mục đích là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Địa hóa nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Hội Địa hóa Việt Nam được thành lập nhằm mục đích như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội Địa hóa Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Hội Địa hóa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 122/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu, điều tra cơ bản về Địa hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước;
2. Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, góp phần đào tạo nhân tài của ngành địa chất Việt Nam;
3. Thông tin, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật địa chất, tài nguyên khoáng sản trong nhân dân; tuyên truyền, khuyến khích sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân địa chất;
4. Nghiên cứu áp dụng các học thuyết mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và trên thế giới vào công tác điều tra cơ bản về địa chất, về tài nguyên khoáng sản đồng thời bảo vệ môi trường;
5. Tư vấn, và phản biện với Nhà nước, các Bộ, ngành khi có yêu cầu về chiến lược phát triển địa chất, tài nguyên khoáng sản; về các chính sách, chế độ và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ngành địa chất phát triển;
6. Tiến hành các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo nguồn thu cho quỹ của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Địa hóa Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu, điều tra cơ bản về Địa hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước;
- Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, góp phần đào tạo nhân tài của ngành địa chất Việt Nam;
- Thông tin, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật địa chất, tài nguyên khoáng sản trong nhân dân; tuyên truyền, khuyến khích sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân địa chất;
- Nghiên cứu áp dụng các học thuyết mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và trên thế giới vào công tác điều tra cơ bản về địa chất, về tài nguyên khoáng sản đồng thời bảo vệ môi trường;
- Tư vấn, và phản biện với Nhà nước, các Bộ, ngành khi có yêu cầu về chiến lược phát triển địa chất, tài nguyên khoáng sản; về các chính sách, chế độ và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ngành địa chất phát triển;
- Tiến hành các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo nguồn thu cho quỹ của Hội.
Hội Địa hóa Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ Hội Địa hóa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 122/2005/QĐ-BNV, có quy định về phương thức hoạt động như sau:
Phương thức hoạt động
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về chuyên ngành Địa hóa trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
2. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho hội viên và quần chúng.
3. Tham gia vào việc xuất bản các sách báo ngành Địa chất;
4. Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản, khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo, các công trình nghiên cứu xuất sắc và thành tích học tập của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong ngành.
6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ để Hội phát triển.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Địa hóa Việt Nam hoạt động theo phương thức sau:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về chuyên ngành Địa hóa trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho hội viên và quần chúng;
- Tham gia vào việc xuất bản các sách báo ngành Địa chất;
- Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản, khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo, các công trình nghiên cứu xuất sắc và thành tích học tập của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong ngành;
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ để Hội phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?