Hội chứng lở loét thường xuất hiện ở giai đoạn phát triển nào của cá? Chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá bằng phương pháp PCR thì cần dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Hội chứng lở loét thường xuất hiện ở giai đoạn phát triển nào của cá?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về tác nhân gây nên hội chứng lở loét ở cá như sau:
"2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Hội chứng lở loét ở cá (Epizootic ulcerative syndrome) - EUS:
Hội chứng do nhiều tác nhân gây ra, trong đó nấm Aphanomyces invadans là tác nhân chính gây ra những đốm đỏ và vết loét trên thân cá bệnh.
CHÚ THÍCH: Sợi nấm có đường kính từ 12 đến 25 nm và có cấu trúc giống hệ sợi nấm không có vách ngăn. Loài nấm này có hai dạng bào tử động điển hình gồm: bào tử động chính và các bào tử động thứ cấp. Bào tử động chính bao gồm các tế bào hình tròn phát triển bên trong bọc bào tử. Các bào tử động chính tập trung ở trên đầu mút của bọc bào tử tạo thành một cụm bào tử và nhanh chóng chuyển thành các bào tử động thứ cấp, có thể bơi tự do trong nước."
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về đặc điểm dịch tể như sau:
"5. Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Hội chứng lở loét ở cá (EUS) xảy ra phổ biến ở các loài cá nước ngọt, trên cả quần thể cá tự nhiên và cá nuôi;
- Cá nhiễm nấm A. invadans thường ở giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành:
- Tác nhân chính của bệnh là nấm Aphanomyces invadans (A. piscicida) có đường kính từ 12 nm đến 25 nm;
- A. invadans lây lan qua bào tử động trong môi trường nước. Các bào tử động xâm nhập và gắn vào da, bào tử nảy mầm trong điều kiện thích hợp và sợi nấm xâm nhập vào da cá, mô cơ gây ra các vết viêm trên da, mang, đuôi và các vết loét trên cơ:
- EUS xuất hiện trên các ao nuôi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao (>50 %). Thường xuất hiện trong những năm có mùa lạnh dài, với nhiệt độ nước từ 18 °C đến 22 °C và thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 12.
..."
Theo đó, nguyên nhân gây ra hội chứng lở loét ở cá là do nhiều tác nhân gây ra, trong đó nấm Aphanomyces invadans là tác nhân chính gây ra những đốm đỏ và vết loét trên thân cá bệnh.
Ở giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành cá sẽ dễ mắc phải loại nấm Aphanomyces invadans này.
Hội chứng lở loét ở cá (EUS) xảy ra phổ biến ở các loài cá nước ngọt, trên cả quần thể cá tự nhiên và cá nuôi.
Hội chứng lở loét thường xuất hiện ở giai đoạn phát triển nào của cá? (Hình từ Internet)
Chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá bằng phương pháp PCR thì cần dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
"3. Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết để phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước tinh khiết, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1. Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung.
3.1.1. Etanol, 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.2. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR.
3.2.1. Cặp mồi (primers), gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.2.2. Agarose.
3.2.3. Dung dịch đệm TAE (Tris-brorate - EDTA) hoặc TBE (Tris-acetate - EDTA) (xem A.1).
3.2.4. Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.2.5. Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X).
3.2.6. Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.2.7. Thang chuẩn AND (Marker)
3.2.8. Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.2.9. Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit)
3.2.10. Kít tách chiết ADN (acid deoxyribo nucleic), protein K.
..."
Như vậy, để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá bằng phương pháp PCR thì cần sử dụng những loại thuốc thử nêu trên.
Ngoài các loại thuốc thử vật liệu thử dùng riêng cho phương pháp PCR thì còn có mốt số loại thuốc thử, vật liệu thử có thể dùng chung cho phương pháp khác như Etanol, 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
Để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá bằng phương pháp PCR thì cần lấy bao nhiêu mẫu cá có dấu hiệu nhiễm bệnh?
Theo tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về lẫy mẫu chẩn đoán như sau:
"6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction).
6.1.1. Lấy mẫu.
- Thu mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý, còn sống hoặc vừa mới chết.
- Bệnh phẩm: Cá nguyên con.
- Số lượng cá trên mỗi mẫu phụ thuộc vào kích cỡ của cá:
- Cá giống: lấy từ 3 con/mẫu đến 5 con/mẫu
- Cá trưởng thành, cá bố mẹ: lấy 1 con/mẫu.
- Lấy mẫu mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi nilon vô trùng riêng biệt, đậy kín, thao tác lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và tiếp xúc với mẫu phải đảm bảo vô trùng.
..."
Như vậy, mẫu chẩn đoán phải là mẫu có dấu hiệu bệnh lý, còn sống hoặc vừa mới chết và đảm bảo để mẫu bệnh còn nguyên.
Số lượng cá trên mỗi mẫu phụ thuộc vào kích cỡ của cá:
- Cá giống: lấy từ 3 con/mẫu đến 5 con/mẫu
- Cá trưởng thành, cá bố mẹ: lấy 1 con/mẫu.
Sau khi lấy số lượng mẫu cần thiết thì cho mẫu cho vào từng lọ hay túi nilon vô trùng riêng biệt, đậy kín, thao tác lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và tiếp xúc với mẫu phải đảm bảo vô trùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?