Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ loại Khá có được phong quân hàm Trung úy hay không?
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ loại Khá có được phong quân hàm Trung úy hay không?
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008) quy định đối tượng được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ như sau:
Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ
1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Như vậy, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ loại khá sẽ được phong quân hàm Trung úy nếu tốt nghiệp ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc là có thành tích xuất sắc trong công tác. Trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ loại Khá có được phong quân hàm Trung úy hay không? (Hình từ Internet)
Sĩ quan tại ngũ được xét thăng quân hàm Trung úy lên Đại úy Quân đội nhân dân cần bao nhiêu năm?
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
...
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Như vậy, tổng thời gian để sĩ quan tại ngũ được xét thăng quân hàm Trung úy lên Đại úy Quân đội nhân dân là 06 năm.
Tuy nhiên, nếu sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Điều kiện để sĩ quan tại ngũ được xét thăng quân hàm trước thời hạn như thế nào?
Theo Điều 18 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008) quy định như sau:
Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn
Sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
1. Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
2. Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.
Như vậy, sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) trong các trường hợp sau đây:
- Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
- Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?