Học viện Hành chính Quốc gia trực thuộc Bộ nào? Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia gồm những ai?
Học viện Hành chính Quốc gia trực thuộc Bộ nào?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ.
2. Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp hạng đặc biệt, là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
3. Học viện Hành chính Quốc gia có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là National Academy of Public Administration, viết tắt là NAPA.
Theo quy định trên, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ.
Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp hạng đặc biệt, là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
Học viện Hành chính Quốc gia (Hình từ Internet)
Học viện Hành chính Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Học viện Hành chính Quốc gia (sau đây gọi tắt là Học viện) có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật;
b) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật;
c) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
d) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu;
đ) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản trị, hành chính, quản lý nhà nước cho lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các đối tượng trong doanh nghiệp nhà nước;
e) Tham gia nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, đề xuất phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và nền công vụ;
g) Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
...
Theo đó, trong việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì Học viện Hành chính Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 2 nêu trên.
Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia gồm những ai?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo như sau:
Lãnh đạo
1. Ban Giám đốc Học viện gồm Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc.
2. Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Các Phó Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện.
3. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Học viện. Các Phó Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
4. Giám đốc Học viện ban hành Quy chế làm việc của Học viện; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện và của các đơn vị cấu thành đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện; quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng, bộ môn và tương đương; bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện.
Như vậy, Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia gồm Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?