Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu đãi gì? Kinh phí chi cho đối tượng học sinh này được tính thế nào?

Cho tôi hỏi học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi gì? Các trường phổ thông dân tộc nội trú lập dự toán chi cho nội dung này ra sao? Kinh phí chi cho đối tượng học sinh này được tính thế nào? Câu hỏi của chị Khánh (Đồng Nai).

Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu đãi gì?

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT có quy định:

Đối tượng
Đối tượng được hưởng các chế độ quy định tại Thông tư này là học sinh theo tiêu chuẩn tuyển sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc.

Theo đó tại Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT có nêu học sinh đang học tại các trường trên được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

- Học phí

- Học bổng

- Chế độ thưởng cho học sinh học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên

- Trang cấp hiện vật

- Tiền tàu xe

- Hỗ trợ học phẩm

- Sách giáo khoa

- Chi cho ngày tết nguyên đán, tết dân tộc

- Chi hoạt động văn thể

- Chi bảo vệ sức khỏe

- Chi tuyển sinh và thi tốt nghiệp

- Chi tiền điện, nước phục vụ việc học tập và sinh hoạt

- Chi nhà ăn tập thể

Lưu ý:

- Đối với học sinh không được học tiếp tại trường do không tốt nghiệp, bị kỷ luật buộc thôi học, thôi học do ốm đau dài hạn thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không được tiếp tục hưởng các khoản trợ cấp quy định trong Thông tư này.

- Trường hợp bị tạm giam thì trong thời gian bị tạm giam không được hưởng học bổng.

- Học sinh nghỉ học để chữa bệnh vẫn được hưởng học bổng nhưng tối đa không quá ba tháng. Trong trường hợp học sinh phải trả về gia đình thì được thanh toán tiền tàu xe kể cả người đi theo phục vụ.

Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (Hình từ Internet)

Các trường phổ thông dân tộc nội trú lập dự toán chi chế độ tài chính cho học sinh ra sao?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT quy định:

Công tác quản lý tài chính
1. Công tác lập dự toán:
Các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc lập dự toán chi hàng năm theo Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.
2. Công tác kế toán và quyết toán:
Các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc thực hiện đúng Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; đồng thời phải mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán theo đúng quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.
3. Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính:
Các trường thực hiện chế độ tài chính công khai, thường xuyên tổ chức tự kiểm tra sổ sách kế toán và việc sử dụng kinh phí trong trường.
Cơ quan quản lý giáo dục cấp trên của trường phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra định kỳ và duyệt quyết toán của trường theo các quy định hiện hành.

Theo đó các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện lập dự toán chi hàng năm theo Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

Tuy nhiên các văn bản trên đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Kinh phí chi cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú được tính thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT có quy định:

Tổ chức thực hiện
1. Kinh phí chi cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học dân tộc được tính trong ngân sách chi giáo dục – đào tạo hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước.
2. Đối với phần kinh phí phát sinh thêm năm 2009 xử lý như sau:
- Phần kinh phí phát sinh thêm đối với học sinh đang theo học tại các trường dự bị đại học và học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo: kinh phí phát sinh thêm được sắp xếp trong dự toán ngân sách nhà nước giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phần kinh phí phát sinh thêm đối với học sinh đang theo học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú do địa phương quản lý: do ngân sách địa phương đảm bảo trong dự toán ngân sách địa phương đã được giao.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký và thay thế cho Thông tư số 126/1998/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 09/09/1998 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp thời.

Theo đó kinh phí chi cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học dân tộc được tính trong ngân sách chi giáo dục – đào tạo hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước.

Trường phổ thông dân tộc nội trú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập cho đối tượng nào?
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú từ 20/11/2024? Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Pháp luật
Trường nội trú là gì? Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú bị lưu ban thì có được hưởng học bổng chính sách không?
Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú được tuyển tối đa bao nhiêu học sinh thuộc dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm?
Pháp luật
Cơ sở vật chất của trường phổ thông dân tộc nội trú có phải có nhà công vụ cho giáo viên không?
Pháp luật
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở có thuộc đối tượng được miễn học phí không?
Pháp luật
Đề án thành lập trường nội trú dân tộc phải xác định rõ những nội dung nào? Ai có thẩm quyền quyết định thành lập trường cấp huyện?
Pháp luật
Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên sẽ được thưởng như thế nào?
Pháp luật
Học sinh dân tộc nội trú khi có nhu cầu cá nhân tham gia các hoạt động ngoài nhà trường có phải xin phép nhà trường hay không?
Pháp luật
Giáo viên, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường phổ thông dân tộc nội trú
4,639 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường phổ thông dân tộc nội trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường phổ thông dân tộc nội trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào