Học sinh trung học cơ sở thuộc đối tượng xét duyệt học sinh bán trú khi do điều kiện nhà ở xa trường không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày không?
- Do điều kiện nhà ở xa trường học sinh cấp trung học cơ sở không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày có thuộc đối tượng xét duyệt học sinh bán trú không?
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng xét duyệt học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú do ai đảm nhận?
- Trường phổ thông dân tộc bán trú hằng năm có nhiệm vụ lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú đúng không?
Do điều kiện nhà ở xa trường học sinh cấp trung học cơ sở không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày có thuộc đối tượng xét duyệt học sinh bán trú không?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định về đối tượng xét duyệt như sau:
Đối tượng xét duyệt
1. Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở có đủ các điều kiện:
a) Bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;
b) Do điều kiện nhà ở xa trường hoặc do địa hình cách trở, giao thông khó khăn, học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với điểm b Khoản 1 của Điều này.
2. Tỷ lệ học sinh dân tộc Kinh không quá 10% chỉ tiêu học sinh bán trú hàng năm của trường PTDTBT.
Trong đó, học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày theo khoản 2 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định.
Theo quy định trên, học sinh cấp trung học cơ sở để được xét duyệt là học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú khi có đủ các điều kiện sau:
- Bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;
- Do điều kiện nhà ở xa trường hoặc do địa hình cách trở, giao thông khó khăn, học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.
Như vậy, để học sinh cấp trung học cơ sở do điều kiện nhà ở xa trường không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày thuộc đối tượng xét duyệt học sinh bán trú thì bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Học sinh trung học cơ sở thuộc đối tượng xét duyệt học sinh bán trú khi do điều kiện nhà ở xa trường không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng xét duyệt học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú do ai đảm nhận?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng xét duyệt như sau:
Hội đồng xét duyệt
1. Thành phần: Hội đồng có ít nhất 07 thành viên (do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập), gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo UBND xã nơi đặt trường PTDTBT;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng trường PTDTBT;
- Uỷ viên thường trực: Cán bộ hoặc giáo viên phụ trách học sinh bán trú;
- Các uỷ viên: Công an xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện một số ban ngành của xã (đối với trường liên xã có thêm đại diện UBND xã có học sinh xin bán trú).
2. Nhiệm vụ: Xét duyệt học sinh bán trú theo chỉ tiêu được phê duyệt.
Theo quy định trên, thành phần Hội đồng xét duyệt học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú có ít nhất 07 thành viên (do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập), gồm:
- Chủ tịch Hội đồng xét duyệt học sinh bán trú là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã nơi đặt trường phổ thông dân tộc bán trú;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú;
- Uỷ viên thường trực: Cán bộ hoặc giáo viên phụ trách học sinh bán trú;
- Các uỷ viên: Công an xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện một số ban ngành của xã (đối với trường liên xã có thêm đại diện Ủy ban nhân dân xã có học sinh xin bán trú).
Trường phổ thông dân tộc bán trú hằng năm có nhiệm vụ lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú đúng không?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:
Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú
Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:
1. Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú;
2. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc;
3. Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.
Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:
- Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú;
- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc;
- Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.
Như vậy, hằng năm trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?