Học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên có được hỗ trợ khởi nghiệp theo đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp không?
- Học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên có được hỗ trợ khởi nghiệp theo đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp không?
- Học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên được hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp theo các nội dung gì?
- Chi cho công tác hỗ trợ đào tạo học sinh, sinh viên khởi nghiệp thế nào?
Học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên có được hỗ trợ khởi nghiệp theo đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp không?
Căn cứ theo Mục II Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 có quy định:
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng
- Học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc;
- Cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp và giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.
2. Phạm vi
- Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc;
- Các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo đó học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên có ý tưởng, dự án khởi nghiệp thì cũng sẽ được hỗ trợ theo đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp như các đối tượng tại trường khác.
Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp (Hình từ Internet)
Học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên được hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp theo các nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Mục III Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 quy định về nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được thực hiện theo các nội dung sau:
- Hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp trong cả nước và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ này;
Khuyến khích các cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp tình nguyện tham gia công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên tại các nhà trường;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
- Biên soạn và ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, tài liệu đào tạo giáo viên hướng nghiệp;
- Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường;
- Khuyến khích các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn;
- Tăng cường tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp xúc với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi cho công tác hỗ trợ đào tạo học sinh, sinh viên khởi nghiệp thế nào?
Việc chi cho công tác hỗ trợ đào tạo học sinh, sinh viên khởi nghiệp thực hiện theo Điều 5 Thông tư 126/2018/TT-BTC như sau:
Nội dung và mức chi cho các hoạt động hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp
1. Chi biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng dưới dạng giáo trình, tài liệu giảng dạy trong nhà trường; tài liệu bồi dưỡng; sổ tay, cẩm nang hướng dẫn; tờ rơi, tờ gấp, gồm tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp (cơ sở đào tạo); tài liệu đào tạo, tập huấn các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; tài liệu đào tạo giáo viên hướng nghiệp; tài liệu về khởi nghiệp của chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn trong các cơ sở đào tạo: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC.
2. Chi tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có liên quan đến nội dung khởi nghiệp của Đề án cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo; đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; Tổ chức các khóa đào tạo, học tập cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.
Chi thuê chuyên gia trong nước, quốc tế để thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: Yêu cầu về trình độ, năng lực của chuyên gia do nhu cầu của các chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cụ thể do cơ quan tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn quyết định; Mức chi thuê chuyên gia do cơ quan tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn quyết định trên cơ sở thỏa thuận với chuyên gia bằng hợp đồng và trong phạm vi dự toán được duyệt.
3. Chi tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
4. Chi đoàn ra, đoàn vào: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí, Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
5. Chi tổ chức các chương trình đào tạo về khởi nghiệp theo hướng bắt buộc hoặc tự nguyện trong các cơ sở giáo dục - đào tạo; chi tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp xúc với hoạt động sản xuất kinh doanh: các cơ sở giáo dục - đào tạo sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp để tổ chức thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?