Học sinh dân tộc Kinh có được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú hay không? Nếu có thì có được hưởng các chính sách như học sinh dân tộc khác không?
Học sinh dân tộc Kinh có được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú hay không?
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT quy định về đối tượng tuyển sinh của trường như sau:
Đối tượng tuyển sinh
1. Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
2. Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường PTDTNT.
3. Trường PTDTNT được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển mới hằng năm là con em người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó hằng năm trường phổ thông dân tộc nội trú được phép tuyển sinh con em người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Học sinh dân tộc kinh có được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú hay không? (Hình từ Internet)
Học sinh dân tộc Kinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú có được hưởng chế độ ưu đãi giống với học sinh dân tộc khác không?
Tại Điều 1 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT hướng dẫn chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định về đối tượng áp dụng của chế độ tài chính này như sau:
Đối tượng
Đối tượng được hưởng các chế độ quy định tại Thông tư này là học sinh theo tiêu chuẩn tuyển sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc.
Theo đó mọi học sinh theo tiêu chuẩn tuyển sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện đều được hưởng chế độ ưu đãi.
Như vậy học sinh dân tộc Kinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ được hưởng chế độ ưu đãi giống với các học sinh dân tộc khác.
Chế độ ưu đãi dành cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT quy định về chế độ ưu đãi dành cho học sinh theo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
(1) Học phí: Học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú được miễn học phí.
(2) Chế độ thưởng:
Học sinh nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên (ở năm học trước đó) được Nhà trường thưởng một lần/năm như sau:
- 400.000 đồng nếu đạt khá;
- 600.000 đồng nếu đạt giỏi;
- 800.000 đồng nếu đạt xuất sắc.
(3) Trang cấp hiện vật:
Học sinh khi nhập trường được Nhà trường trang cấp bằng hiện vật 1 lần một số đồ dùng cá nhân như sau:
- Chăn bông cá nhân;
- Màn cá nhân;
- Áo bông;
- Chiếu cá nhân;
- Nilon đi mưa;
- Quần, áo dài tay (đồng phục);
(4) Tiền tàu xe: Học sinh được cấp tiền tàu xe theo giá vé thông thường của phương tiện vận tải công cộng, mỗi năm một lần (cả lượt đi và lượt về) để thăm gia đình vào dịp tết hoặc dịp nghỉ hè.
(5) Hỗ trợ học phẩm: Hàng năm học sinh được cấp bằng hiện vật học phẩm theo tiêu chuẩn từng bậc học như sau:
(6) Sách giáo khoa: Nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 01 bộ sách tương ứng với từng lớp học mà học sinh đó đang theo học. Trường có trách nhiệm tổ chức tốt việc cho mượn và bảo quản sách giáo khoa để được sử dụng lâu dài, có hiệu quả; hàng năm trường được mua bổ sung số sách giáo khoa bằng 10% số đầu sách giáo khoa của tủ sách dùng chung.
(7) Chi cho ngày tết nguyên đán, tết dân tộc:
Nhà trường được tổ chức hai lần trong năm cho số học sinh của trường ở lại trường không về nhà trong dịp Tết nguyên đán và Tết cổ truyền của dân tộc với mức chi 50.000 đồng/học sinh/lần ở lại.
(8) Chi hoạt động văn thể:
- Mỗi lớp được cấp:
+ Một tờ báo địa phương;
+ Một tờ báo của thanh thiếu niên hoặc báo “Giáo dục và thời đại” hoặc tập san văn nghệ dành cho các dân tộc phục vụ cho hoạt động giáo dục đặc thù của nhà trường.
- Chi các hoạt động vui chơi giải trí: các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động tuyên truyền và cổ động mang tính quần chúng của nhà trường (dự toán chi trong phạm vi 5% quỹ học bổng của học sinh).
(9) Chi bảo vệ sức khỏe:
- Chi mua sổ khám sức khỏe và tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho học sinh.
- Chi mua bảo hiểm Y tế, mua thuốc thông thường cho học sinh đặt tại tủ thuốc của trường.
(10) Chi tuyển sinh và thi tốt nghiệp:
Công tác tuyển sinh và thi kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp và chuyển trường … thực hiện theo các quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường được lập dự toán chi các khoản như sau:
- Làm hồ sơ tuyển sinh, trúng tuyển và tốt nghiệp theo quy định hiện hành.
- Làm thẻ học sinh và phù hiệu cá nhân của học sinh.
(11) Chi tiền điện, nước phục vụ việc học tập và sinh hoạt:
Nhà trường lập dự toán kinh phí chi về điện, nước cho học tập và sinh hoạt của học sinh như sau:
- Điện thắp sáng: bình quân 25KW/tháng/học sinh theo giá điện quy định tại địa phương.
- Nước sinh hoạt: bình quân 4m3 nước/tháng/học sinh theo giá quy định tại địa phương.
Nơi chưa có điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước hoặc bị lũ lụt, thiên tai bị mất điện thì nhà trường được chi để mua đèn dầu thắp sáng, chi dùng cho việc lắp máy nước hoặc đào giếng. Không cấp phát tiền điện, nước cho từng cá nhân.
(12) Chi nhà ăn tập thể: Hàng năm nhà trường được mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn tập thể với mức 50.000 đồng/học sinh/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?