Học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mỗi năm sẽ được cấp những đồ dùng sinh hoạt nào?
- Học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mỗi năm sẽ được cấp những đồ dùng sinh hoạt nào?
- Học sinh trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có được khám sức khỏe định kỳ không?
- Chi phí khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có phải do người thân của học sinh chi trả không?
Học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mỗi năm sẽ được cấp những đồ dùng sinh hoạt nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 133/2020/NĐ-CP thì học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mỗi năm sẽ được cấp những đồ dùng như sau:
(1) 02 bộ quần áo dài;
(2) 01 bộ quần áo dài đồng phục;
(3) 02 bộ quần áo lót;
(4) 02 đôi dép nhựa;
(5) 01 áo mưa nilông;
(6) 01 mũ cứng;
(7) 01 mũ vải;
(8) 03 khăn mặt;
(9) 03 bàn chải đánh răng;
(10) 02 chiếu cá nhân;
(11) 800 g kem đánh răng;
(12) 3,6 kg xà phòng;
(13) 800 ml dầu gội đầu.
Ngoài ra, học sinh vào trường giáo dưỡng được cấp 01 màn, 01 chăn sợi.
Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, mỗi học sinh được cấp thêm 01 áo ấm, 02 đôi tất và 01 mũ len, 01 chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg dùng trong 02 năm.
Đối với học sinh phải chấp hành từ 12 tháng trở lên thì được cấp 02 lần (trừ chăn bông).
Học sinh được mang vào trường giáo dưỡng những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an.
Học sinh nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 03 kg gạo tẻ/học sinh/tháng.
Học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mỗi năm sẽ được cấp những đồ dùng sinh hoạt nào? (Hình từ Internet)
Học sinh trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có được khám sức khỏe định kỳ không?
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
1. Học sinh khi đến trường giáo dưỡng được y tế của trường giáo dưỡng tổ chức khám, lập phiếu theo dõi sức khỏe. Trong thời gian học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, trường giáo dưỡng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho học sinh, định kỳ ít nhất 06 tháng/lần, cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho học sinh được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế. Trường giáo dưỡng thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy, phòng chống lây nhiễm, điều trị HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm cho học sinh. Việc khám sức khỏe cho học sinh căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, tình hình cụ thể của từng trường giáo dưỡng và lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của học sinh. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho học sinh được cấp tương đương 04 kg gạo tẻ/học sinh/tháng.
2. Trường hợp học sinh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá nhà trường thì được chuyển đến cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh nơi có trường giáo dưỡng để điều trị.
...
Như vậy, theo quy định, trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần, cụ thể:
- Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình;
- Kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể;
- Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa.
Chi phí khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có phải do người thân của học sinh chi trả không?
Chi phí khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh được quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
...
3. Trong thời gian điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa mà học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Các chi phí khám bệnh tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này được ngân sách nhà nước cấp. Trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.
Như vậy, theo quy định, chi phí khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được ngân sách nhà nước cấp.
Trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?