Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè sao cho đúng luật? Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè thì tối đa bao nhiêu tiếng?
Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè sao cho đúng luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019, lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Theo đó, người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Dẫn chiếu đến Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Biểu diễn nghệ thuật.
2. Vận động viên thể thao.
3. Lập trình phần mềm.
4. Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…).
5. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.
6. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.
7. Gói nem, gói kẹo, gói bánh(trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).
8. Nuôi tằm.
9. Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.
10. Chăn thả gia súc tại nông trại.
11. Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.
12. Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.
Xem chi tiết: Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm tại đây.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè sao cho đúng luật thì phải tuân thủ vào những việc làm thêm hè trong danh mục trên sẽ dành cho học sinh đủ 13 tuổi nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh (tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH)
Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè sao cho đúng luật? Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè thì tối đa bao nhiêu tiếng? (Hình từ Internet)
Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè thì tối đa bao nhiêu tiếng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè có thời giờ làm việc không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè có phải là trẻ em? Người sử dụng lao động khi này có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016, thì quy định rằng Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Bên cạnh đó thì tại Điều 12 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau;
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thường xuyên cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi.
2. Tôn trọng, lấy ý kiến của người chưa thành niên về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn cho người chưa thành niên tại nơi làm việc.
4. Trong trường hợp sức khỏe người chưa thanh niên không còn phù hợp với công việc thì phải thông báo cho người chưa thành niên, đối với trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì đồng thời phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người đó.
5. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ trẻ em.
Như vậy, người sử dụng lao động sử dụng người lao động là học sinh 13 tuổi khi họ và phụ huynh có nhu cầu cho con mình đi làm thêm hè thì lúc này người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?