Học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu? Và làm những công việc nào?
- Học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu?
- Người học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những vị trí, công việc nào?
- Người học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người họcphải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ (Sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng được một đến hai nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam để biểu diễn những tác phẩm âm nhạc, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát nghệ thuật sân khấu truyền thống, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ âm nhạc, dân ca, các phường bát âm của thôn bản.
Để biểu diễn được nhạc cụ truyền thống, người hành nghề phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ, tương đương 60 tín chỉ.
Như vậy, biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng được một đến hai nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam để biểu diễn những tác phẩm âm nhạc, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát nghệ thuật sân khấu truyền thống, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ âm nhạc, dân ca, các phường bát âm của thôn bản.
Ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống (Hình từ Internet)
Người học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những vị trí, công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Biểu diễn độc tấu nhạc cụ;
- Biểu diễn hòa tấu nhạc cụ;
- Biểu diễn trong dàn nhạc;
- Biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật phục vụ sự kiện;
- Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở;
- Sưu tầm và phục dựng các giá trị âm nhạc truyền thống.
Như vậy, người học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những vị trí, công việc sau:
- Biểu diễn độc tấu nhạc cụ;
- Biểu diễn hòa tấu nhạc cụ;
- Biểu diễn trong dàn nhạc;
- Biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật phục vụ sự kiện;
- Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở;
- Sưu tầm và phục dựng các giá trị âm nhạc truyền thống.
Người học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm, tương trợ, hỗ trợ và phối hợp các thành viên trong nhóm tốt;
- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp;
- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
- Giải quyết được một số công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản nhạc cụ được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;
- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và một phần của nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ. Cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, người học ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?