Học cao đẳng theo phương thức tích lũy tín chỉ có được chuyển ngành, nghề đào tạo hay học cùng lúc hai chương trình?
Đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH thì đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là phương thức đào tạo theo từng nội dung học tập được thiết kế thành những mô-đun, môn học, người học được chủ động lựa chọn mô-đun, môn học theo quy định của nhà trường để tích lũy cho tới khi hoàn thành khối lượng mô-đun, tín chỉ quy định trong chương trình.
Chương trình và thời gian đào tạo trình độ cao đẳng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, theo đó quy định:
- Đối với chương trình đào tạo
+ Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập. Chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định tại Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
+ Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học. Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học.
- Đối với Thời gian đào tạo, thời gian đào tạo là thời gian để người học hoàn thành một chương trình đào tạo cụ thể và đủ điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình đào tạo đó, cụ thể thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ của từng chương trình.
- Đối với thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình:
+ Thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình bao gồm thời gian học các môn học, mô-đun và thời gian thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp do hiệu trưởng quyết định, bảo đảm không vượt quá 1,5 lần thời gian đào tạo đối với chương trình từ hai đến ba năm học, không vượt quá 02 lần thời gian đào tạo đối với chương trình từ một đến dưới hai năm học, không bao gồm thời gian bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2022;
+ Thời gian tối đa đối với người học cùng lúc hai chương trình bằng thời gian tối đa để hoàn thành chương trình có thời gian đào tạo dài hơn và được tính từ khi bắt đầu học chương trình thứ nhất.
Học cao đẳng theo phương thức tích lũy tín chỉ có được chuyển ngành, nghề đào tạo hay học cùng lúc hai chương trình?
Có chuyển ngành, nghề đào tạo không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH về việc chuyển ngành nghề đào tạo được quy định như sau:
"Điều 7. Chuyển ngành, nghề đào tạo
1. Người học được chuyển ngành, nghề đào tạo đang học sang học một ngành, nghề đào tạo khác của trường.
2. Hiệu trưởng quy định cụ thể và quyết định cho phép người học chuyển ngành, nghề đào tạo khi:
a) Người học có đơn đề nghị chuyển đổi ngành, nghề đào tạo;
b) Ngành, nghề đào tạo dự kiến sẽ chuyển sang học phải có cùng hình thức tuyển sinh và các tiêu chí tuyển sinh bằng hoặc thấp hơn so với tiêu chí tuyển sinh của ngành, nghề đào tạo đang học;
c) Việc chuyển đổi ngành, nghề đào tạo phải được thực hiện ngay trong học kỳ đầu tiên của chương trình;
d) Không trong thời gian tạm dừng chương trình đang học, điều chỉnh tiến độ học, bị nhà trường kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Thời gian học tối đa để người học chuyển ngành, nghề đào tạo hoàn thành chương trình được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này và được tính từ khi bắt đầu nhập học ngành, nghề trước khi chuyển."
Như vậy, theo quy định trên thì người học được phép chuyển ngành, nghề đào tạo sang học một ngành, nghề đào tạo khác. Bên cạnh đó người muốn chuyển phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 2 Điều 7 như đã phân tích ở trên.
Có được học cùng lúc hai chương trình không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH thì điều kiện để học cùng lúc hai trương trình bao gồm:
- Người học có đơn đề nghị học cùng lúc hai chương trình.
- Đã học xong học kỳ thứ nhất đối với chương trình có thời gian thực hiện từ một đến hai năm học, đã học xong học kỳ thứ hai đối với chương trình có thời gian thực hiện trên hai năm học. Kết quả học tập của từng học kỳ đã hoàn thành ở chương trình thứ nhất phải đạt loại khá trở lên.
- Không trong thời gian tạm dừng chương trình đang học, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó nếu người học người học thuộc diện phải điều chỉnh tiến độ học hoặc bị buộc thôi học ở chương trình thứ nhất thì bị buộc thôi học chương trình thứ hai và Thời gian để người học hoàn thành hai chương trình được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này.
Trước đây, theo như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2017/BLĐTBXH (đã hết hiệu lực thi hành) có quy định rằng việc học cùng một lúc hai chường trình cần thì "ngành, nghề đào tạo ở chương trình thứ hai phải khác ngành, nghề đào tạo ở chương trình thứ nhất" nhưng đến Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH thì quy định này không còn nữa. Vậy có thể hiểu rằng người học có thể học cùng lúc hai chương trình cùng ngành nghề đào tạo.
*Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực từ ngày 15/5/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?