Hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên được hiểu như thế nào? Tổ chức hoạt động văn hóa trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì?
Hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên được hiểu như thế nào?
Hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT quy định về hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên như sau:
3. Hoạt động văn hóa là các hình thức sinh hoạt văn hóa quần chúng phong phú và đa dạng nhằm nâng cao đời sống tinh thần, hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân, thiện, mĩ.
4. Hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên là các hoạt động văn hóa nhằm phục vụ nhu cầu về văn hóa cho học sinh, sinh viên.
Theo đó, hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên được hiểu là các hình thức sinh hoạt văn hóa quần chúng phong phú và đa dạng nhằm nâng cao đời sống tinh thần, hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân, thiện, mĩ cho học sinh, sinh viêm.
Tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
a) Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; hình thành thói quen, ý thức tốt nhằm hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên;
b) Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ Sở giáo dục;
c) Góp phần điều chỉnh những hành vi ứng xử lệch lạc, thiếu chuẩn mực văn hóa của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục; ngăn chặn các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
...
Theo đó, tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích:
- Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; hình thành thói quen, ý thức tốt nhằm hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên;
- Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục;
- Góp phần điều chỉnh những hành vi ứng xử lệch lạc, thiếu chuẩn mực văn hóa của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục; ngăn chặn các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
Khi tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục cần đảm bảo các nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động văn hóa
1. Đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội; tôn trọng đặc trưng, sắc thái văn hóa các dân tộc vùng miền, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
3. Bảo đảm đúng các chức năng của văn hóa, phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của học sinh, sinh viên; thực hiện hài hòa với các hoạt động khác trong các cơ sở giáo dục.
4. Tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên.
5. Tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa gắn với các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, ngày truyền thống của cơ sở giáo dục, địa phương nơi học sinh, sinh viên sinh sống.
Theo đó, khi tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội; tôn trọng đặc trưng, sắc thái văn hóa các dân tộc vùng miền, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Bảo đảm đúng các chức năng của văn hóa, phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của học sinh, sinh viên; thực hiện hài hòa với các hoạt động khác trong các cơ sở giáo dục.
- Tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên.
- Tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa gắn với các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, ngày truyền thống của cơ sở giáo dục, địa phương nơi học sinh, sinh viên sinh sống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?