Hoạt động sản xuất chất ma túy muốn tiến hành phải được sự cho phép của cơ quan nào? Trình tự cho phép sản xuất chất ma túy được quy định thế nào?
Hoạt động sản xuất chất ma túy muốn tiến hành phải được sự cho phép của cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền cho phép các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển chất ma túy, tiền chất và hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất như sau:
Cơ quan có thẩm quyền cho phép các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển chất ma túy, tiền chất và hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
1. Bộ Công an cho phép các cơ quan, tổ chức được tiến hành các hoạt động sau:
a) Nghiên cứu các chất ma túy, tiền chất theo Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định;
b) Sản xuất các chất ma túy, tiền chất tại các danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định (trừ các tiền chất do Bộ Công Thương, Bộ Y tế quản lý và cho phép);
c) Vận chuyển các chất ma túy theo Danh mục chất ma túy do Chính phủ quy định.
...
Theo quy định trên, hoạt động sản xuất chất ma túy muốn tiến hành phải được sự cho phép của Bộ Công an.
Sản xuất chất ma túy (Hình từ Internet)
Trình tự cho phép sản xuất chất ma túy được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cho phép sản xuất chất ma túy, tiền chất như sau:
Kiểm soát hoạt động sản xuất chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
1. Trình tự, thủ tục cho phép sản xuất chất ma túy, tiền chất
a) Cơ quan, tổ chức khi tiến hành các hoạt động sản xuất chất ma túy, tiền chất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Nghị định này (sau đây gọi là tổ chức có hoạt động sản xuất) gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công an hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành xem xét, đánh giá thực tế ở cơ sở và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chất ma túy, tiền chất;
c) Trường hợp có yêu cầu chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp phép có phiếu thông báo, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần chỉnh lý, bổ sung;
Sau khi nhận đủ hồ sơ đã hoàn thành việc chỉnh lý, bổ sung, cơ quan cấp phép tiến hành cấp giấy phép theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Trường hợp quá thời hạn 03 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu chỉnh lý, bổ sung mà tổ chức đề nghị cho phép sản xuất chất ma túy, tiền chất không hoàn thành việc chỉnh lý, bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị;
d) Hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn đối với tổ chức có hoạt động sản xuất và người có liên quan đến hoạt động sản xuất thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về dược đối với nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt và quản lý hóa chất đối với hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.
...
Theo đó, cơ quan, tổ chức khi tiến hành các hoạt động sản xuất chất ma túy gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công an hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Trình tự, thủ tục cho phép sản xuất chất ma túy được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 nêu trên.
Việc sửa đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chất ma túy được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục sửa đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất như sau:
Kiểm soát hoạt động sản xuất chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
...
4. Trình tự, thủ tục sửa đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
a) Trường hợp có thay đổi về địa điểm, quy mô, chủng loại, loại hình nghiên cứu, sản xuất thì cơ quan, tổ chức lập 01 bộ hồ sơ đề nghị, gồm: công văn đề nghị, bản sao có chứng thực tài liệu chứng minh có thay đổi. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan cấp phép hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định, đánh giá thực tế ở cơ sở và quyết định sửa đổi giấy chứng nhận theo trình tự, thủ tục như cấp mới giấy chứng nhận.
...
Như vậy, trường hợp có thay đổi về địa điểm, quy mô, chủng loại, loại hình nghiên cứu, sản xuất thì cơ quan, tổ chức lập 01 bộ hồ sơ đề nghị gồm: công văn đề nghị, bản sao có chứng thực tài liệu chứng minh có thay đổi.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan cấp phép hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Và cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định, đánh giá thực tế ở cơ sở và quyết định sửa đổi giấy chứng nhận theo trình tự, thủ tục như cấp mới giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?