Hoạt động ngoại thương gồm những hoạt động nào? Những ai được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương?
Hoạt động ngoại thương gồm những hoạt động nào?
Hoạt động ngoại thương được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các biện pháp kỹ thuật là các biện pháp áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hoạt động ngoại thương bao gồm các hoạt động sau đây:
- Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
- Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hoạt động ngoại thương gồm những hoạt động nào? Những ai được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương? (Hình từ Internet)
Những ai được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Chính sách chung về phát triển hoạt động ngoại thương
1. Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp sau đây:
a) Hoạt động tín dụng do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương bao gồm hỗ trợ xây dựng, bảo vệ, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong nước ra thị trường nước ngoài; thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin xúc tiến thương mại; kết nối giao thương giữa các thương nhân nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả để phục vụ sản xuất trong nước hoặc gia công xuất khẩu;
c) Các biện pháp khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương phải phù hợp với định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
4. Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương được thực hiện hiệu quả, có sự phối hợp với các biện pháp thúc đẩy đầu tư, du lịch.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài đều được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với quy định của pháp luật.
Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại được quy định như thế nào?
Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 105 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
(1) Chính sách xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt động ngoại thương được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Hoạt động của các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại trong nước;
- Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài;
- Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
- Hoạt động của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài, của đại diện thương mại.
(2) Các hoạt động phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại bao gồm:
- Xây dựng, thực hiện các chương trình, hoạt động cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia về sản phẩm, hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;
- Xây dựng, thực hiện các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa địa phương do chính quyền địa phương thực hiện nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;
- Thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam;
- Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;
- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Đào tạo, nâng cao năng lực thương nhân trong xúc tiến thương mại, phát triển thị trường;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
(3) Các hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập, tham gia tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có liên quan.
(4) Trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ quan, tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?