Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân có phải là hoạt động xuất khẩu nhập khẩu không? Mẫu Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới?
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân có phải là hoạt động xuất khẩu nhập khẩu hay không?
- Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới không?
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện trên cơ sở nào? Mẫu Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân?
Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân có phải là hoạt động xuất khẩu nhập khẩu hay không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 14/2018/NĐ-CP thì:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia.
2. Cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
3. Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
b) Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới.
4. Chợ biên giới bao gồm chợ hoặc khu, điểm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia trên đất liền, đồng thời có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới.
5. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân có phải là hoạt động xuất khẩu nhập khẩu hay không? (Hình từ Internet)
Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới:
Thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới
1. Thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện trên cơ sở nào? Mẫu Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 14/2018/NĐ-CP về hình thức thỏa thuận trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân:
Hình thức thỏa thuận trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân
1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới bằng một trong các hình thức sau:
a) Hợp đồng bằng văn bản.
b) Trường hợp không xác lập hợp đồng bằng văn bản thì thương nhân phải lập bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới. Thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của bảng kê, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng.
2. Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới bằng một trong các hình thức sau:
- Hợp đồng bằng văn bản.
- Trường hợp không xác lập hợp đồng bằng văn bản thì thương nhân phải lập bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới. Thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của bảng kê, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng.
Mẫu Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 14/2018/NĐ-CP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 14/2018/NĐ-CP.
Tải về Mẫu Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?